Bảng kết quả 4.15 sẽ cho ta biết có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn giữa phái
nam và nữ. Theo như kết quả trong kiểm định Levene sig.>0.05 (sig = 0.182) nên
phương sai giữa phái nam và phái nữ không khác nhau. Kết quả phân tích Anova
với mức ý nghĩa quan sát Sig.=0.029 nhỏ hơn 0.05 có thể thấy nhóm giáo viên nữ
có mức độ thỏa mãn cao hơn nhóm giáo viên nam.
Bảng 4.15 Kiểm định mức độ thỏa mãn giữa phái nam và nữ
Thoanam
Khoảng tin cậy ở
mức 95% N
Trung bình M
Độ lệch
chuẩn SD SE Dưới Trên Nhỏ Lớn
Nam 100 3.2378 .57919 .05792 3.1229 3.3527 1.78 4.00 Nữ 60 3.4407 .53423 .06897 3.3027 3.5787 1.78 4.33 Tổng 160 3.3139 .56964 .04503 3.2249 3.4028 1.78 4.33 Kiểm định phương sai Thoanam Mô tả df1 df2 Sig. 1.797 1 158 .182
Phân tích ANOVA Thoanam
Loại biến
thiên df
Trung bình
biến thiên F Sig. Gữa nhóm 1.545 1 1.545 4.877 .029 Trong nhóm 50.049 158 .317
Tổng 51.594 159
Dựa trên kết quả phân tích ANOVA để so sánh mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên theo hai yếu tố cá nhân cho thấy rằng,nữ có mức độ thỏa mãn trong công việc cao hơn nam, giáo viên có số năm công tác nhỏ hơn 5 năm có mức
thỏa mãn cao hơn giáo viên có số năm công tác lớm hơn 5 năm.
4.9 Tóm tắt
Chương này đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu có được từ việc xử lý và phân tích số liệu thu thập được. Trước tiên, dữ liệu đã được sàn lọc, làm sạch và mã hóa
trước khi có thể cho tiến hành xử lý và cho ra kết quả thống kê suy diễn.
Phần mô tả mẫu đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu theo
giới tính, thời gian công tác. Phần này cũng cho thấy giáo viên thỏa mãn với công
việc với giá trị trung bình của các nhân tố đều lớn hơn 3.00. Tuy nhiên, với mức lương hiện tại thì chưa đáp ứng được nhu cầu thỏa mãn cuộc sống của giáo viên 2.95.
Việc xác định hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố đã giúp ta khẳng định được sáu nhân tố từ thang đo ban đầu có độ tin cậy trong việc đo lường sự thỏa
mãn công việc. Đó là cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp; đồng nghiệp; tiền lương và chế độ chính sách; bản chất công việc; triển vọng và sự phát triển trường; môi trường và điều kiện làm việc.
Kiểm định cho thấy mức độ thỏa mãn chung của giáo viên là 3.31 (mức thấp
nhất là 1, mức cao nhất là 5). Mức độ thỏa mãn đối với yếu tố bản chất công việc là
3.96 (cao hơn mức độ thỏa mãn chung). Trong khi đó mức độ thỏa mãn đối với yếu
Phân tích hồi quy tuyến tính được tiến hành đã giúp ta có được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự thỏa
mãn công việc. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có hai nhân tố có cường độ ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên đó là tiền lương; bản
chất công việc; nhân tố triển vọng và sự phát triển của trường ảnh hưởng ngược
chiều với sự thỏa mãn của giáo viên nghĩa là, khi nhân tố này tăng lên thì sự thỏa
mãn của giáo viên sẽ giảm xuống.
Phần thống kê suy diễn bắt đầu bằng các kiểm định về giá trị trung bình về sự
thỏa mãn công việc của tổng thể cũng như kiểm định sự khác nhau về sự thỏa mãn công việc giữa những giáo viên thuộc các tổng thể khác nhau. Phân tích ANOVA, kết quả cho thấy có sự khác biệt về thỏa mãn công việc giữa giáo viên khác giới.
Tuy nhiên, cũng với độ tin cậy 95%, những giáo viên lâu năm có sự thỏa mãn công việc thấp hơn so với giáo viên có số năm công tác ít hơn.
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ