Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 54 - 56)

Nghiên cứu này dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình sự thỏa mãn của giáo viên cũng như các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của nó.

Mô hình sự thỏa mãn và thành phần đo lường sự thỏa mãn được xây dựng dựa

vào các lý thuyết về sự thỏa mãn đã được xây dựng tại nước ngoài và Việt Nam. Cụ

thể là lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow, thuyết ERG của Alderfer, thuyết nhu

cầu của David C.Mcclelland, thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg, thuyếtcông

bằng của Adam, thuyết kỳ vọng của Vroom, thuyết đặc điểm công việc của

Hackman & Oldham, Nghiên cứu của Luddy (2005), Nghiên cứu của Boeve (2007). Các mô hình nghiên cứu Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Văn Thuận (2010), Châu Văn Toàn (2009), Phan Quốc Dũng (2008), Nguyễn Duy Kiệt (2008), Ngô Thị

Ngọc Huyền (2008), Vũ Khắc Đạt (2008). Do vậy, chúng cần được điều chỉnh, bổ

sung cho phù hợp với cơ quan, với giáo viên tại Trường.

Ngoài ra, với những hiểu biết về Trường, tự đặt mình vào vai trò của giáo viên để tìm hiểu những nhu cầu mà giáo viên đang mong muốn.

39

Hình 3.1: Qui trình thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ định tính và định lượng được thực hiện vào tháng 4 năm

2011. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận với giáo

viên, những người đang công tác tại Trường. Nghiên cứu này dùng để xây dựng các

tiêu thức cần khảo sát, đánh giá và bổ sung các yếu tố mới tác động đến sự thỏa

mãn của giáo viên với trường. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi ban đầu với 50 mẫu thử. Nghiên cứu sơ bộ định lượng này đùng để đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố EFA.

Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ (n=50) Xây dựng thang đo nháp Thang đo chính thức

Kiểm tra tương quan biến - tổng

Kiểm tra Cronbach Alpha

Phân tích hồi quy

Phân tích ANOVA Đánh giá độ tin

cậy

Kiểm tra trọng số nhân tố EFA Phương sai trích

Phân tích EFA

Nghiên cứu định lượng

chính thức (n=160)

Kiểm tra tương quan biến - tổng

Kiểm tra Cronbach Alpha Cronbach

Alpha

Kiểm tra trọng số nhân tố EFA Phương sai trích

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua

bảng câu hỏi. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là 160 giảng viên, được thực hiện

từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011. Mục đích là dùng để kiểm định lại mô

hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và giả thuyết trong mô hình. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá

EFA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)