Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha (phụ lục 5)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 76 - 77)

Hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo

sẽ được chọn khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach alpha của các thành phần đo lường sự thỏa mãn của giáo viên

như sau

Thành phần tiền lương có hệ số Cronbach alpha là 0.555 (<0.6); hệ số tương

(0.246 và -0.023 <0.3). Vì vậy, loại biến TL5 trước. Sau khi loại biến TL5

Cronbach alpha của thang đo tiền lương tăng lên 0.676.

Thành phần sự hỗ trợ của cấp trên có hệ số Cronbach alpha là 0.369 (<0.6); hệ

số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của biến CT2 rất thấp

(0.189<0.3). Vì vậy, biến này bị loại. Sau khi loại biến CT2 Cronbach alpha của thang đo sự hỗ trợ của cấp trên tăng lên 0.807.

Sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach alpha, có hai biến bị loại là TL5 và CT2. Các biến đo lường các thành phần nêu trên đều được sử dụng cho các phân tích tiếp

theo của nghiên cứu vì đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê.

Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha cho chúng ta kết quả những thành phần và các biến đạt độ tin cậy trong nghiên cứu, để tiếp tục sử dụng phân tích nhân

tố đó là thang đo I – Môi trường và điều kiện làm việc, II – Tiền lương và các chế độ chính sách, III – Bản chất công việc, IV – Cơ hội thăng tiến và sự công nhận, V

– Đồng nghiệp, VI – Sự hổ trợ của cấp trên, VII – Văn hóa tổ chức, VIII – Công tác

đào tạo, IX – Triển vọng và sự phát triển trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)