Mô hình mới được đưa ra với biến phụ thuộc là “Sự thỏa mãn của giáo viên” và 6 thành phần mới lần lược là: Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp; Đồng
nghiệp; Môi trường và điều kiện làm việc; Triển vọng và sự phát triển của trường;
Bàn chất công việc; Tiền lương. Sau đây là mô hình nghiên cứu điều chỉnh (hình 4.9).
Hình 4.9 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh:
Đào tạo (Daotao): Có mối liên hệ dương giữa nhân tố cơ hội đào tạo, phát triển
nghề nghiệp và mức độ thỏa mãn của giáo viên.
Đồng nghiệp (Dongnghiep): Có mối liên hệ dương giữa nhân tố đồng nghiệp và mức độ thỏa mãn của giáo viên.
Môi trường (Moitruong): Có mối liên hệ dương giữa nhân tố môi trường và
điều kiện làm việc với mức độ thỏa mãn của giáo viên.
Phát triển trường (Phattrientruong): Có mối liên hệ dương giữa nhân tố triển
vọng và sự phát triển của trường với mức độ thỏa mãn của giáo viên.
Sự thỏa mãn của giáo viên
Cơ hội đào tạo và phát trển nghề nghệp Môi trường và điều kiện làm việc Triển vọng và sự phát trển của trường Tiền lương và chế độ chính sách Đồng nghiệp Bản chất công việc
Công việc (Congviec): Có mối liên hệ dương giữa nhân tố bản chất công việc
với mức độ thỏa mãn của giáo viên.
Tiền lương (Tienluong): Có mối liên hệ dương giữa nhân tố tiền lương và chế độ chính sách làm việc với mức độ thỏa mãn của giáo viên.
Phương trình nghiên cứu hồi quy tổng quát được xây dựng như sau:
Thỏa mãn (Y) = β0 + β1*Đào tạo + β2*Đồng nghiệp + β3*Môi trường + β4*Phát triển trường + β5*Công việc + β6*Tiền lương
Thỏa mãn (Y): Sự thỏa mãn của giáo viên (được xem là biến phụ thuộc)
Các biến độc lập là: Đào tạo (Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp); Đồng
nghiệp (Đồng nghiệp); Môi trường (Môi trường và điều kiện làm việc); Phát triển trường (Triển vọng và sự phát triển của trường); Công việc (Bản chất công việc);
Tiền lương (Tiền lương và chế độ chính sách).
β0: hằng số
β1, β2, β3, β4, β5, β6: các hệ số hồi quy