Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 86 - 91)

Với các thang đo:

Daotao: Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp (14 biến): DT3, CT1, CT3,

PTT1, VH4, VH1, CT4, TT1, TT2, DT2, TT3, DT1, VH2, PTT4.

Dongnghiep: Đồng nghiệp (5 biến): DN4, DN2, DN1, DN3, DN5.

Phatrientruong: Triển vọng và sự phát triển của trường (3 biến): PTT2, PTT3, VH3.

Congviec: Bản chất công việc (3 biến): CV1, CV3, CV2.

Tienluong: Tiền lương và chế độ chính sách (3 biến): TL1, TL3, TL2.

Giá trị của các nhân tố trên được tính theo phương pháp trung bình cộng.

Để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, các biến được đưa vào mô hình

theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là tiêu chuẩn được xây dựng vào

phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác định xác suất tương ứng của giá trị

thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể thông qua hệ số xác định R2.

Kết quả hồi quy tuyến tính như sau (phụ lục 7 và bảng 4.13)

Bảng 4.13 Tóm tắt mô hình, bảng Anova và bảng trọng số hồi qui

Tóm tắt mô hình Biến thiên R R2 R2adj Sai lệch chuẩn SE Durbin- Watson 1 .829a .688 .676 .32441 2.130 Bảng ANOVA

Biến thiên SS df MS F Sig. Regression 35.492 6 5.915 56.208 .000a Residual 16.102 153 .105

1

Total 51.594 159

Bảng trọng số hồi qui

Hệ số không chuẩn Hệ số chuẩn Đa cộng tuyến

Biến thiên B SE Beta t Sig. T VIF (Constant) .833 .239 3.485 .001 Daotao .103 .068 .110 1.517 .131 .389 2.571 Dongnghiep -.012 .051 -.014 -.241 .810 .606 1.650 Moitruong .016 .038 .022 .431 .667 .779 1.284 Phatrientruong -.169 .062 -.173 -2.732 .007 .510 1.963 Congviec .128 .053 .133 2.400 .018 .666 1.503 1 Tienluong .675 .038 .813 17.878 .000 .987 1.013

So sánh 2 giá trị R Square và Adjusted R Square ở bảng trên có thể thấy

Adjusted R Square nhỏ hơn, dùng nó đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn

hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.

Vậy hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R Square là 0.676 nghĩa là mô hình hồi quy là phù hợp với tập dữ liệu đến mức 67.6%.

Từ bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình có thể thấy các giá trị Beta đều khác 0 nhưng để xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố tham dự vào sự thỏa mãn của giáo viên, có thể chọn lọc thành 2 nhóm sau:

Những giá trị Beta khác 0 có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa <0.05), kết quả có 03 biến được ghi nhận lần lượt là: Phát triển trường (β = - 0.173), Công việc (β =

0.133), Tiền lương (β = 0.813)

Những giá trị Beta khác 0 không có ý nghĩa thống kê ( do mức ý nghĩa > 0.05)

bao gồm: Đào tạo (β =0.110), Đồng nghiệp (β = -0.014), Môi trường (β = 0.022).

Cho nên biến này được loại khỏi mô hình. Kết quả hồi quy sau khi loại biến như

sau:

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Theo kết

quả ta thấy kiểm định F có giá trị là 56.208 với Sig. = .000a chứng tỏ mô hình hồi

quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã

đưara lương là một yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên (có hệ số hồi quy lớn nhất). Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa

là mối quan hệ giữa yếu tố “lương” và “mức độ thỏa mãn trong công việc” là mối

quan hệ cùng chiều. Nghĩa là khi giáo viên cảm nhận rằng mình được trả lương cao,

công bằng sẽ làm việc tốt hơn có nghĩa là mức độ hài lòng trong công việc càng

tăng khi mức độ thỏa mãn về tiền lương tăng.

Kết quả hồi quy (bảng 4.13) có beta = 0.813, mức ý nghĩa<0.05, nghĩa là khi

tăng mức độ thoả mãn về lương lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ thỏa mãn chung trong công việc tăng thêm 0.813 đơn vị lệch chuẩn, Vậy giả thuyết về tiền lương được chấp nhận.

Sau yếu tố “lương”, yếu tố thứ hai có ảnh hưởng lớn đến mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên, đó là “bản chất công việc”. Kết quả hồi quy có beta =

0.133, mức ý nghĩa <0.05, nghĩa là khi giáo viên càng yêu nghề, gắn bó với nghề sẽ càng làm tăng mức độ thỏa mãn trong công việc của họ. Vậy giả thuyết công việc được chấp nhận.

Yếu tố “phát triển trường”, yếu tố thứ ba có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên, đó là “triểng vọng và sự phát triển của trường”. Kết

quả hồi quy (bảng 4.13) có beta = -0.173, mức ý nghĩa<0.05 dấu âm của hệ số Beta

có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “phát triển trường” và “mức độ thỏa mãn trong công việc” là mối quan hệ ngược chiều. Điều đó có nghĩa là nếu trường được

phát triển lên thành trường Đại học thì nhu cầu về trình độ của đội ngũ giáo viên

trong trường phải được nâng lên. Tuy nhiên, Tiền thân của trường Cao đẳng Kinh tế

Kỹ thuật Kiên Giang là trường Kỹ thuật Rạch Giá, được thành lập năm 1966. Từ năm 1975 đến 1997 nâng lên thành trường Công nhân Kỹ thuật Kiên Giang. Từ năm 1998 đến 2006 trường được nâng cấp lên thành trường Trung học Kinh tế Kỹ

thuật Kiên Giang. Đến tháng 6 năm 2006 được nâng lên Cao đẳng với tên gọi trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Kiên Giang cho nên về cơ bản đội ngũ giáo viên của trường chưa đáp ứng nhu cầu về trình độ (bảng 4.7) do đó, đòi hỏi giáo viên phải học tập nâng cao trình độ điều này tạo áp lực cho giáo viên vì thế làm giảm đi

mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên. Vậy giả thuyết phát triển trường sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngược lại.

Kết quả của mô hình hồi quy đã loại 3 biến độc lập, đó là yếu tố “cơ hội đào tạo

và phát triển nghề nghiệp; đồng nghiệp; môi trường và điều kiện làm việc”. Điều

này cho thấy rằng ba yếu tố trên không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới “mức độ thỏa mãn trong công việc” của giáo viên. Do đó, ba giả thuyết Đào tạo, đồng

nggiệp và môi trường không được chấp nhận.

Bây giờ chúng ta kiểm tra khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các

biến độc lập. Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến bằng

hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Kết quả giải thích của

mô hình với VIF của mỗi biến lớn nhất bằng 2.571 (<10). Vậy, hiện tượng đa cộng

Mô hình cũng đáp ứng điều kiện về phần dư, phần dư có phân phối xấp xỉ

chuẩn (trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.981). (Xem Hình 4.1).

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 2.130 gần bằng 2 nên các phần dư

trong mẫu không có tương quan với nhau (Xem Bảng 4.13).

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn trong công việc với các yếu tố tiền lương, công việc, phát triển trường được thể hiện qua đẳng

thức sau:

Thỏa mãn (Y) = – 0.173*Phát triển trường + 0.133*Công việc + 0.813*Tiền lương

Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có 3 trong 6 yếu tố của mô hình có ảnh hưởng

đến mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viêm là: tiền lương, công việc, phát

triển trường. Trong đó thành phần “tiền lương”có ý nghĩa quan trọng nhất đối với

mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên (có hệ số lớn nhất), kế đến là công việc. Yếu tố phát triển trường cũng có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của giáo viên nhưng có tác động âm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)