David C. McClelland, nhà tâm lý học người Mỹ, đã đề xuất Lý thuyết về nhu
cầu thúc đẩy làm việc vào năm 1961. Theo ông, trong quá trình làm việc các cá
nhân chịu tác động mạnh mẽ bởi ba nhân tố có ảnh hưởng, tác động với nhau. Ba
nhân tố hay còn được gọi là ba nhu cầu đó là: thành tích, quyền lực và liên minh (Hình 2.3).
Nhu cầu thành tích (achievement motivation): một người có nhu cầu thành tích
thường mong muốn hoàn thành những mục tiêu có tính thách thức bằng nỗ lực của
mình, thích thành công khi cạnh tranh và mong nhận được phản hồi về kết quả
công việc của mình một cách rõ ràng. Những người có nhu cầu thành tích cao có
động lực làm việc tốt hơn. Một số đặc tính chung phản ánh những người có nhu
- Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân.
- Xu hướng tự đặt ra các mục tiêu cao.
- Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức.
- Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ.
Nhu cầu quyền lực (Authority/power motivation): Những người có nhu cầu
quyền lực mong muốn tác động, ảnh hưởng và kiểm soát các nguồn lực con người
nếu có lợi cho họ.
Nhu cầu liên minh (Affiliation motivation): Những người có nhu cầu liên minh mong muốn có mối quan hệ gần gũi và thân thiện với mọi người xung quanh. Nhu
cầu liên minh làm cho con người cố gắng vì tình bạn, thích hợp tác thay vì cạnh
tranh, mong muốn xây dựng các mối quan hệ dựa trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau.
Hình 2.3 Thuyết nhu cầu thúc đẩy của McClelland
(Nguồn: : www.vietinbankschool.edu.vn/Home/Article.aspx?Id=353)
Ứng dụng vào thực tế ta có thể thấy rằng người có nhu cầu về thành tích cao sẽ
thành công trong hoạt động doanh nghiệp. Nhưng có nhu cầu thành tích cao không nhất thiết sẽ trở thành một nhà quản lý tốt, đặc biệt trong các tổ chức lớn. Vì, họ
chỉ quan tâm để cá nhân mình làm cho tốt mà không hỗ trợ người khác cũng làm việc tốt. Trong khi đó, các nhu cầu về quyền lực và liên minh có liên quan chặt
chẽ tới thành công trong quản lý.
Một kết luận khác được rút ra từ lý thuyết này là nhu cầu thành tích có thể được khuyến khích phát triển thông qua đào tạo. Do đó, tổ chức có thể triển khai các chương trình đào tạo phù hợp để phát huy nhu cầu này. Ví dụ, nhân viên có
Thành tựu
(Need for Achievement)
Liên minh
(Need for Affiliation)
Quyền lực
thể học những khoá đào tạo để biết cách đạt hiệu quả cao trong công việc. Chương
trình đào tạo đặc biệt hữu ích đối với những nhân viên hoạt động trong lĩnh vực có
tính cạnh tranh cao về thành tích như bán hàng.
Nhu cầu quyền lực cũng thường xuất hiện ở những người có nhu cầu thành tích
cao. Thông thường mục tiêu đạt thành tích nhằm khẳng định cá nhân và gây ảnh hưởng, chi phối người khác. Tuy nhiên, ở đây cũng cho thấy một thực tế rằng, khi đạt thành tích cao không được cộng đồng ghi nhận và có quyền lực tương xứng thì cá nhân sẽ giảm động lực làm việc, giảm nhu cầu đạt thành tích cao.
Lý thuyết của McClelland khuyến khích người lao động tham gia vào các hoạt động của tổ chức, nhằm tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, tranh thủ sự động
viên, hỗ trợ của đồng nghiệp để thực hiện công việc ngày càng khó hơn với sự
tham gia của nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc tham gia hoạt động của tổ chức cũng tạo điều kiện để người lao động so sánh, đánh giá cá nhân, tạo động lực vươn lên do sự thúc đẩy nhu cầu về việc đạt thành tích cao hơn so
với đồng nghiệp.
Lý thuyết của McClelland cho thấy để khuyến khích mọi người làm việc thì
người lãnh đạo phải hiểu được những người dưới quyền họ có loại nhu cầu nào mạnh, yếu để có các biện pháp thoả mãn nhu cầu của người lao động mà vẫn đảm
bảo được mục tiêu của tổ chức. Kết quả của những nghiên cứu về nhu cầu, động
lực thành tích của con người chỉ ra rằng các cách thức phân công công việc, mức độ khó, phức tạp của công việc đối với mỗi người và phong cách lãnh đạo cần được đặc biệt chú ý nếu những người sử dụng lao động muốn phát huy được hiệu
quả làm việc của những người có động lực thành tích cao. Ngoài ra việc xây dựng môi trường làm việc định hướng vào những giá trị thành đạt cũng là một biện
pháp tốt để hình thành và phát triển động lực thành đạt ở người lao động.
Theo McClelland, các nhà doanh nghiệp và những người thành đạt trong xã hội thường là những người có nhu cầu cao về thành tích, khá cao về quyền lực và nhu cầu liên kết ở mức độ tương đối. Từ đó, nhà quản lý cần nắm được điều này và biết tạo điều kiện, phát triển nhân viên cũng như giúp họ thăng tiến khi có cơ