Nguồn nhân lực dù đã được chọn lọc kỹ lưỡng nhưng vẫn cần thiết phải đào tạo và đào tạo lại sau những khoảng thời gian nhất định để cập nhật các kiến thức, học
hỏi các kỹ năng mới và nâng cao khả năng thực hiện công việc để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và mục tiêu của tổ chức đề ra. Việc đào tạo nhân viên có thể trãi quan ba gai đoạn:
Đào tạo khi mới nhận việc: mục tiêu của gia đoạn này là giúp nhân viên mới làm quen với công việc, với những qui định của tổ chức, với đồng nghiệp mới. Việc hướng dẫn ban đầu càng chu đáo, càng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên mới hòa nhập vào tổ chức một cách nhanh chóng.
Đào tạo trong quá trình làm việc: mục tiêu của giai đoạn đào tạo này là giúp nhân viên nâng cao trình độ xử lý các công việc, nhiệm vụ được giao. Quá trình đào tạo có
thể tiến hành theo hai cách:
+ Đào tạo tại nơi làm việc.
+ Đào tạo tại các trường, trung tâm đào tạo (chính qui, tại chức, chương trình huấn luyện đặc biệt).
Đào tạo cho công việc tương lai: mục tiêu của giai đoạn đào tạo này là chuẩn bị đội ngũ các nhà quản trị kế cận. Chương trình đào tạo này cung cấp cho các ứng viên những kiến thức và các kỹ năng cần thiết để các nhà quản trị đương nhiệm làm tốt
các công việc hiện tại và chuẩn bị tốt cho công việc trong tương lai khi họ đảm
nhiệm vị trí mới. Chương trình đào tạo này phải được thiết kế đặc biệt, phù hợp với đối tượng được đào tạo.
Đào tạo đóng vai trò quan trọng khi nghiên cứu mức độ hài lòng, các lý thuyết
và các nghiên cứu của các tác giả: Adam; Châu Văn Toàn, 2009;Vũ Khắc Đạt,
2008; Ngô Thị Ngọc Huyền, 2008 đã khẳng định về mức ảnh hưởng của công tác đào tạo nhân viên trong tổ chức. Do đó, giả thuyết sau đây được đề nghị:
Giả thuyết H8: Có mối liên hệ dương giữa công tác đào tạo giáo viên và mức độ thỏa mãn của giáo viên.