Phân tích nhân tố khám phá – EFA, là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát, phụ thuộc lẫn nhau thành một tập
biến ít hơn (gọi là các nhân tố). Để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu
hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi
tổng phương sai trích >= 50%, với điều kiện là chỉ số KMO >= 0.5. KMO là một
chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.50 ≥ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố thích hợp.
Kết quả phân tích EFA cụ thể như sau:
Kết quả EFA lần thứ nhất: cho thấy có 8 nhân tố được trích tại eigenvalue là
1.003 và phương sai trích được 69.384% với chỉ số KMO là 0.899. Như vậy, việc
MT4, TT4, DT4, TL4 đều nhỏ hơn 0.5. Vì vậy các biến này không thỏa mãn tiêu chuẩn trên. Tuy nhiên, không nên loại cùng lúc 3 biến trên, mà biến nào có trọng số
nhỏ nhất so với các biến còn lại được ưu tiên loại trước. Trọng số của TL4 là -0.673 nhỏ hơn 3 biến còn lại, vậy ta ưu tiên loại TL4 trước.
Kết quả EFA lần thứ hai: Sau khi loại biến TL4 thì EFA trích được 7 nhân tố tại eigenvalue là 1.013 và phương sai trích được 67.604% với chỉ số KMO là 0.903.
Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp và phương sai trích đạt yêu cầu
(>50%). Tuy nhiên trọng số lớn nhất của 2 biến quan sát TT4, DT4 đều nhỏ hơn
0.5. Vì vậy, các biến này không thỏa mãn tiêu chuẩn trên. Vì vậy, tiếp tục loại biến
nào có trọng số nhỏ nhất so với các biến còn lại được ưu tiên loại trước. Trọng số
của TT4 là 0.432 nhỏ hơn biến còn lại, ưu tiên loại TT4.
Kết quả EFA lần thứ 3: Sau khi loại biến TT4, thì EFA trích được 7 nhân tố tại
eigenvalue là 1.011 và phương sai trích là 67.862% với chỉ số KMO là 0.899. Việc
phân tích nhân tố là thích hợp và phương sai trích đạt yêu cầu (>50%). Tuy nhiên, trọng số lớn nhất của 2 biến quan sát MT4, DT4 vẫn nhỏ hơn 0.5. Vì vậy, tiếp tục
loại biến có trọng số nhỏ nhất so với các biến còn lại. Trọng số của MT4 là 0.476 nhỏ hơn biến DT4, ưu tiên loại MT4.
Kết quả EFA lần thứ 4: Sau khi loại biến MT4, thì EFA trích được 6 nhân tố tại eigenvalue là 1.179 và phương sai trích là 65.063% với chỉ số KMO là 0.895. Việc
phân tích nhân tố là thích hợp và phương sai trích đều đạt yêu cầu (>50%). Tuy
nhiên, trọng số của 2 biến quan sát CV4, DT4 đều nhỏ hơn 0.5. Vì vậy, ta tiếp tục
loại biến nào có trọng số nhỏ hơn so với các biến còn lại. Trọng số của CV4 không có nên ưu tiên loại biến CV4.
Kết quả EFA lần thứ 5: Sau khi loại biến CV4, thì EFA trích được 6 nhân tố tại eigenvalue là 1.175 và phương sai trích là 65.964% với chỉ số KMO là 0.893. Việc
phân tích nhân tố là thích hợp và phương sai trích đều đạt yêu cầu (>50%). Tuy nhiên, trọng số lớn nhất của biến quan sát DT4 còn nhỏ hơn 0.5. Vì vậy, ta tiếp tục
loại biến DT4.
Kết quả EFA lần 6: Sau khi loại biến DT4, thì EFA trích được 6 nhân tố tại eigenvalue là 1.149 và phương sai trích là 66.525% với chỉ số KMO là 0.994. Phân
tích nhân tố là thích hợp và phương sai trích đều đạt yêu cầu (>50%). Các biến quan sát đều có trọng số từ 0.5 trở lên. Sự phân tích EFA hoàn tất vì đã đảm bảo độ tin
cậy về mặt thống kê (Bảng 4.11 và Phụ lục 6)
Bảng 4.11 Kết quả EFA của thang đo
Trọng số nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 DT3 .812 CT1 .708 CT3 .697 PTT1 .689 VH4 .682 VH1 .664 CT4 .639 TT1 .622 TT2 .608 DT2 .606 TT3 .578 DT1 .572 VH2 .548 PTT4 .534 DN1 .828 DN2 .818 DN4 .806 DN3 .796 DN5 .763 MT2 .844 MT3 .782 MT1 .744 PTT2 .729 PTT3 .634 VH3 .538 CV1 .773 CV3 .716 CV2 .669 TL1 .858 TL3 .806 TL2 .693
Với kết quả phân tích nhân tố như trên có 5 biến quan sát bị loại, thang đo thành phần đánh giá sự thỏa mãn giáo viên được rút lại thành 6 nhân tố với 29 biến đạt
yêu cầu, được điều chỉnh và đặt lại tên mới như sau:
Nhân tố thứ nhất gồm14 biến quan sát sau:
DT3 Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ
CT1 Cấp trên quan tâm tới sự phát triển năng lực của giáo viên CT3 Cấp trên tin tưởng vào năng lực của giáo viên khi giao việc
PTT1 Ban lãnh đạo của Trường có năng lực điều hành
VH4 Khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến đối với các vấn đề chung của tổ
chức
VH1 Nhà trường định hướng công việc theo mục tiêu rỏ ràng CT4 Cấp trên quan tâm tới đời sống của giáo viên
TT1 Tôi nhận thấy trường tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực.
TT2 Thành tích công tác của tôi luôn được công nhận
DT2 Tôi được trường cho đi đào tạo những kỹ năng cần thiết cho công việc. TT3 Tôi luôn có cơ hội để phát triển kỹ năng mới
DT1 Nhà trường rất chú trọng đến công tác đào tạo VH2 Nhà trường tạo hào hứng cho mọi người
PTT4 Trường là nơi tôi có thể làm việc lâu dài
Các biến quan sát này phần lớn thuộc thành phần Công tác đào tạo và cơ hội thăng tiến cho sự phát triển nghề nghiệp tại trường cũng như sự quan tâm của cấp trên đối với nhân viên của mình. Nên đặt tên lại cho nhân tố này là “Cơ hội đào tạo
và phát triển nghề nghiệp”vì tên này phản ánh đầy đủ các biến quan sát trong nhân
tố.
Nhân tố thứ hai gồm 5 biến quan sát: DN1 Đồng nghiệp thoải mái dễ chịu. DN2 Đồng nghiệp luôn giúp đỡ lẫn nhau.
DN4 Đồng nghiệp luôn tận tâm trong công việc.. DN3 Đồng nghiệp luôn có sự thân thiện hào đồng. DN5 Đồng nghiệp đáng tin cậy.
Các biến quan sát này thuộc thành phần cũ “Đồng nghiệp” nên vẫn giữ lại tên này. Nhân tố thứ ba gồm 3 biến quan sát:
MT2 Tôi không bị áp lực công việc quá cao.
MT3 Tôi được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn và bảo hộ lao động khi
làm việc.
MT1 Phòng óc, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn nơi tôi làm rất thoải mái.
Các biến quan sát này thuộc thành phần cũ “Môi trường và điều kiện làm việc” nên vẫn giữ tên này.
Nhân tố thứ tư gồm 3 biến quan sát:
PTT2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường có đủ năng lực làm việc
PTT3 Trường có đội ngũ giáo viên giỏi.
VH1 Nhà trường định hướng công việc theo mục tiêu rỏ ràng
Các biến quan sát này thuộc thành phần cũ “Triển vọng và sự phát triển của trường”
nên vẫn giữ tên này.
Nhân tố thứ năm gồm 3 biến quan sát:
CV1 Dạy học tại trường tôi là công việc rất thú vị.
CV2 Tôi hiểu rõ yêu cầu công việc của mình. CV3 Tôi yêu thích công việc hiện tại của mình.
Các biến quan sát này thuộc thành phần cũ “Bản chất công việc” nên vẫn giữ tên này. Nhân tố thứ sáu gồm 3 biến quan sát:
TL1 Tôi nhận thấy mức lương hiện tại của tôi phù hợp với mặt bằng chung TL3 Tôi được trả lương tương xứng với khả năng của mình.
của thị trường lao động.
TL2 Thầy/cô hoàn toàn sống tốt với mức lương của mình.
Các biến quan sát này thuộc thành phần cũ “Tiền lương và chế độ chính sách”