Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng, thỏa mãn đối với
công việc nói chung và sự hài lòng đối với công việc của giảng viên nói riêng. Sau
đây là một số công trình nghiên cứu của các tác giả:
2.2.4.1Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận (2010)
Tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Đo lường sự hài lòng của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu”. Mô hình đưa ra gồm tám yếu tố cùng các giả thuyết là sự hài lòng của giảng viên có mối quan hệ dương với tám yếu tố đó
bao gồm: tính chất công việc; cơ hội thăng tiến và sự công nhận; mối quan hệ với
và phúc lợi; điều kiện làm việc; chính sách và quản lý và yếu tố "sự hài lòng chung”
được xem là yếu tố kết quả về sự hài lòng của giảng viên đối với công việc (Hình 2.9).
Hình 2.9 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phương pháp thiết kế nghiên cứu hổn hợp được tiến hành theo hai giai đoạn
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá
các yếu tố được đưa ra trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực
hiện nhằm đánh giá độ tin cậy, độ giá trị các thang đo, kiểm định các giả thuyết về
mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến sự hài lòng chung và đo lường mức độ hài lòng theo từng yếu tố.
Kết quả sau khi chạy, kiểm định mô hình và phân tích hồi quy cho thấy cường độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng chung được thể hiện theo thứ tự ưu tiên:
yếu tố tính chất công việc kế đến là sự hài lòng đối với yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp tiếp theo là cơ hội thăng tiến và sự công nhận, sau cùng là sự hài lòng đối với yếu tố điều kiện làm việc.