công ty của tác giả Donald Clark (2010)
Thuyết này được xây dựng trên cơ sở
tháp nhu cầu của Maslow, tuy nhiên có một
số khác biệt như sau:
Thứ nhất, số lượng nhu cầu được rút gọn còn ba thay vì năm, đó là nhu cầu tồn tại
(existence need), nhu cầu quan hệ
(relatedness need) và nhu cầu phát triển
(growth need)
Thứ hai, khác với Maslow, Alderfer cho rằng, có nhiều hơn một nhu cầu có thể ảnh hưởng và tác động trong cùng thời gian (Maslow cho rằng chỉ có một nhu cầu
xuất hiện ở một thời điểm nhất định);
Thứ ba, Nếu những nhu cầu ở mức cao không được đáp ứng, khao khát thoả mãn những nhu cầu ở mức dưới sẽ tăng cao. Ví dụ: một nhân viên không được đáp ứng
nhu cầu về thu nhập nhưng có thể được bù đắp bởi môi trường làm việc tốt, công việc
phù hợp, cơ hội được đào tạo thăng tiến, v.v. trong khi Maslow thì không thừa nhận điều đó.
Sự liên quan của nó đến công việc là ở chỗ, thậm chí khi các nhu cầu ở cấp độ cao không được thoả mãn thì công việc vẫn đảm bảo cho những nhu cầu sinh lý ở cấp thấp
và cá nhân sẽ tập trung vào các nhu cầu này. Tại thời điểm này, nếu một điều gì đó xảy ra đe dọa đến công việc, những nhu cầu cơ bản của cá nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Được yêu thương
Phát triển Tự thể hiện An toàn Tôn trọng Sinh lý Quan hệ Tồn tại
Nếu không có những nhân tố hiện diện nhằm giải tỏa nỗi lo lắng, một cá nhân có thể
trở nên tuyệt vọng và hoảng loạn.
Mô hình hồi quy đa biến trong nghiên cứu này, được xây dựng trong đó biến
phụ thuộc (sự thỏa mãn công việc) và nhiều biến độc lập khác nhau (sự thỏa mãn của các nhu cầu khác nhau) đã chứng tỏ con người cùng lúc có nhiều nhu cầu chứ
không phải là một.
Hình 2.2 Thuyết EFG của Alderfer
(Nguồn: www.valuebasedmanagement.net)