Phân loại thị trường tài chính quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 54 - 61)

- SDRs cũng được sử dụng trong một số thỏa thuận, công ước quốc tế như Cõng ước Warsaw về trách nhiệm vật chất của các hãng hàng không đối với hành khách, hành

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TÊ

2.1.2. Phân loại thị trường tài chính quốc tế

Có nhiều cách phân loại thị trường tài chính quốc tế. Sau đây là một số tiêu thức phân loại cơ bản:

2.1.2.1. Theo thời gian chu chuyển vốn (hay thời gian đáo hạn của luồng tài chính)

Theo tiêu thức này thị trường tài chính quốc tế bao gồm: thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường vốn quốc tế.

Thị trường tiền tệ (Currency Market): là loại thị trường tài chính

bn bán tất cả các cơng cụ tài chính khơng lãi suất (các phương tiện thanh tốn) và các loại chứng khốn ngắn hạn có thời gian đáo hạn khơng q một năm, ví dụ: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, Eurodollars, chấp nhận thanh toán của ngân hàng (Banker’s Acceptances), dự trữ liên ngân hàng (Federal Funds), chứng chỉ tiền gửi (CDs) có thể chuyển đổi thành tiền mặt (Negotiable bank CDs) như các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn...

Thị trường tiền tệ có đặc điểm là: các cơng cụ của thị trường có thời gian đáo hạn trong vòng 1 năm nên chúng thường có tính thanh khoản cao, độ rủi ro và mức sinh lời thấp, do vậy thị trường hoạt động tương đối ổn định.

• Thị trường vốn (Capital Market): thị trường này buôn bán vốn cổ

phần (equity) và những công cụ nợ dài hạn (long - term debt Instruments). Các phiếu nợ này có thời gian đáo hạn từ trên 1 năm trở lên, ví dụ: trái phiếu các loại của kho bạc, trái phiếu của các cơ quan trung ương và địa phương, trái phiếu công ty, chứng từ cầm cố (mortgages)...

Đặc điểm của thị trường vốn: các cơng cụ của thị trường vốn có thời gian đáo hạn dài hơn các công cụ trên thị trường tiền tệ nên chúng thường có tính thanh khoản thấp hơn, khả năng sinh lời cao hơn, nhưng rủi ro tiềm ẩn cũng lớn hơn, và do đó giá cả trên thị trường này thường cũng biến động mạnh hơn.

2.I.2.2. Theo đối tượng giao dịch

Theo tiêu thức này thị trường tài chính quốc tế bao gồm: thị trường cổ phiếu quốc tế, thị trường trái phiếu quốc tế, thị trường tín dụng quốc tế, thị trường hối đối quốc tế...

Thị trường cổ phiếu quốc tế: là nơi giao dịch các loại cổ phiếu được

phát hành bởi các công ty đa quốc gia hoặc các công ty ở nhiều quốc gia khác .nhau (cả trong nước và nước ngồi). Tiêu chí phân loại “doanh nghiệp nước ngồi” có sự phân biệt giữa các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK). Hầu hết các SGDCK coi doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp được đăng kí thành lập tại nước ngồi, trong khi một số SGDCK quan niệm doanh nghiệp nước ngồi là doanh nghiệp có phần lớn hoạt động tại nước ngồi (ví dụ SGDCK Hồng Kơng). Một cơng ty cổ phần đại chúng có thể quyết định đăng kí niêm yết trên thị trường chứng khốn quốc gia và xuyên quốc gia. Việc quyết định mở rộng thị trường niêm yết vượt khỏi khuôn khổ quốc gia của một cơng ty xuất phát bởi một số lí do chính sau đây:

(1) Việc đăng kí niêm yết cổ phiếu trên các thị trường quốc tế là cách thức giới thiệu công ty với các nhà đầu tư quốc tế từ đó sẽ làm tăng nhu cầu về chứng khoán. Nhu cầu về chứng khoán lớn và thị trường rộng sẽ làm tăng tính thanh khoản chứng khốn của cơng ty.

(2) Việc đăng kí xuyên quốc gia nhàm mục đích nâng cao uy tín, thương hiệu cơng ty trên thị trường vốn quốc tế, tạo tính chuyên nghiệp, nâng cao hệ thống quản trị doanh nghiệp, từ đó tạo cơ hội cho công ty huy động nguồn vốn cổ phần mới hoặc vay từ các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường và phát triển các cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế...

Đe được đăng kí niêm yết giao dịch trên các thị trường tài chính quốc tế, công ty phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện quy định của từng sở giao dịch (sẽ giới thiệu cụ thể ở phần 2.1.2.3).

Trong những năm gần đây, các (SGDCK) quốc tế không ngừng nỗ lực thu hút các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết, nhằm tăng cường thương hiệu và quy mơ hoạt động. Hiện có sự cạnh tranh ngầm giữa các SGDCK quốc tế trong việc thu hút niêm yết, đặc biệt đối với các doanh nghiệp từ các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Án Độ. Sự xuất hiện của Đạo luật Sarbanes - Oxley 2002 đã khiến thị trường chứng khoán của Mĩ kém hấp dẫn do chi phí tuân thủ niêm yết là khá lớn. Chính chủ tịch SGDCK New York đã phải đích thân đi tiếp thị tại một số thị trường tiềm năng, trong đó có châu Á nhằm đưa ra một cách nhìn tích cực hơn về Đạo luật Sarbanes - Oxley 2002.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hiện tại hầu hết có quy mơ nhỏ và cách thức hoạt động còn kém chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một số SGDCK quốc tế cũng đã bắt đầu chủ động thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, SGDCK TPHCM đã kí biên bản ghi nhớ họp tác với nhiều SGDCK như SGDCK New York, London, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore. Ngược lại, Việt Nam cũng đang bắt đầu bước vào ngưỡng cửa thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam đã niêm yết trên một số SGDGK quốc tế như London, Ailen và New York, về phía các doanh nghiệp Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng đã và đang xây dựng lộ trình niêm yết tại các SGDCK quốc tế như: Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Chứng khốn Sài Gịn (SSI), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank), Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) và Tập đồn FPT. Tháng 6/2006, Công ty Cavico cũng đã niêm yết cổ phiếu tại thị trường “Pink sheet” của Mĩ, thông qua chiến thuật sáp nhập ngược (reverse acquisilion) với công ty Agent 155 Media Group của Mĩ.

Bảng 2.2: Các SGDCK thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngồi Tính đến cuối năm 2008 STT Sở giao dịch chứng khốn Số cổ phiếu nước ngồi Số cổ phiếu trong nước Vốn hóa (Tỉ USD) 1 TTCK London 681 2.415 1.868 2 NYSE Group 415 2.596 9.209 3 NASDAQ 336 2.616 2.396 4 Singapore 312 455 265 5 Mexican Exchange 248 2.596 234 6 Luxembourg SE 228 33 261 7 TTCK Hồng Kông 10 1.251 1.329

Nguồn: Worid Federation otExchange (http://www.wodd-exchanges.org) • Thị trường trủi phiếu quốc tế: là nơi giao dịch mua bán các loại trái

phiếu của các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau. Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm hai thị trường cơ bản: thị trường trái phiếu nước ngoài và thị trường trái phiếu “châu Âu”.

+ Thị trường trái phiếu nước ngồi: là thị trường trong đó trái phiếu do

một tổ chức của một nước nào đó phát hành ở nước ngoài và được định danh bằng đồng tiền của nước mà trái phiếu được bán ra ở đó. Người phát hành trái phiếu phái tuân thủ hệ thống pháp lí về phát hành chứng khốn của nước mà trái phiếu phát hành. Ví dụ: tháng 10/2005 Chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu thời hạn 10 năm để tài trự các dự án đóng tàu của Vinashin trên thị trường Mĩ bằng USD. Tống số vốn huy động được 750 triệu USD.

Một số thị trường trái phiếu nước ngồi lớn hiện nay khơng thể không nhắc đến như: Yankee (Mì), Samurai (Nhật Bản), Bulldog (Anh), Rembrandts (Hà Lan),... Mỗi thị trường có những quy định riêng về việc phát hành và niêm yết giao dịch. Ví dụ: thị trường Samurai (Nhật Bản) cho phép các tổ chức nước ngoài phát hành trái phiếu trên thị trường Nhật bằng Yên Nhật nhưng phải có điều kiện tiên quyết là đã xác định hệ số tín nhiệm.

+ Thị trường trái phiếu châu Âu: là thị trường trong đó trái phiểu được

dịnh danh bằng một loại tiền tệ cụ thể nhưng được bán cho các nhà đầu tư trên thị trường không phải là quốc gia phát hành ra loại tiền tệ dó. Ví dụ: một tổ chức đi vay phát hành trái phiếu EUR cho nhà .đầu tư Mĩ, Nhật... (loại thị trường này sẽ được giới thiệu kĩ ở phần sau - mục 7.2.2).

Thị trường tín dụng íỊuổc tế: là nơi gặp nhau giữa cung và cầu về các

loại vốn tiền tệ giữa các chủ thế thuộc các quốc gia khác nhau. Thị trường tín dụng quốc te bao gồm: thị trường tín dụng ngắn hạn, thị trường tín dụng trung và dài hạn.

Trên thị trường tín dụng ngấn hạn, cung vốn ngoại tệ thường do các nhà xuất khấu, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác cung cấp. Nhu cầu về ngoại tệ thường xuất phát từ các nhà nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các ngân hàng thương mại...

Trên thị trường tín dụng trung và dài hạn, tiền vay bằng loại nào do 2 bên cho vay và đi vay thoả thuận. Vay loại tiền nào, trả gốc và lãi bàng loại tiền đó. Các khoản vay trên thị trường này thường áp dụng lãi suất thả nổi. Thông thường sau mỗi quý, 6 tháng lãi suất sẽ được diều chỉnh lại theo sự biến động của lãi suất trên thị trường.

• Thị trường hổi đoái: là thị trường diễn ra hoạt dộng mua bán các loại

ngoại hối. Tham gia thị trường này gồm nhiều chù thể khác nhau: các chủ thế cần mua bán ngoại hối, các chủ thể thực hiện các hoạt động thanh tốn, chuyển nhượng, các chủ thể phịng ngừa (Hedgers), chủ thế kinh doanh (Arbitrageurs), chủ thế dầu cơ (Speculator), các chủ thế điều tiết và quản lí... Các giao dịch tài chính trên thị trường ngoại hối thường nhằm 2 mục đích chính: thanh tốn xuất nhập khấu hàng hoá, dịch vụ và xuất nhập khẩu vốn.

2.1.2.3. Theo địa điểm giao dịch

Theo địa điếm giao dịch, người ta thường nhắc đến một số thị trường lài chính quốc tế như: thị trường London, thị trường New York, thị trường Tokyo, thị trường Singapore...

• Thị trường London

Từ trước dến nay, London dược biết đến như một trung tâm phân phối tài chính lớn nhất the giới. Thị trường London được coi là hạt nhân của thị trường châu Âu từ khoảng những nãm của thập kỉ 70 trở lại đây. Thị trường

này có sự tham gia đơng đảo của các tổ chức tài chính Anh quốc cũng như các tổ chức tài chính nước ngồi.

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các công ty chứng khoán liên tục xuất hiện và mở rộng hoạt động, thị trường tài chính London đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho các nước đang phát triển. Thị trường này khơng chỉ giới hạn thanh tốn khoản mậu dịch mà còn là thị trường vay nợ, cung cấp các dịch vụ tài chính và điều tiết vốn giữa các ngân hàng. Đây chính là bộ phận chính của thị trường châu Âu.

Vào những năm 70 thị trường London cung cấp vốn dựa vào việc phát hành Euro note, đây được coi là hoạt động trọng tâm. Các cơng cụ Euro note này đều có sự đảm bảo của ngân hàng. Tại thị trường London, các ngân hàng Anh có số dư tiền gửi rất lớn, nhưng tiền gửi bàng bảng Anh chỉ chiếm khoảng 1/3, số cịn lại gửi bàng ngoại tệ. Vì vậy, London khơng chỉ được coi là thị trường tài chính của nước Anh mà cịn là thị trường tài chính châu Âu.

Thị trường New York

New York là thị trường tài chính quốc tế rất phát triển, điều đó khơng chỉ thể hiện ở quy mô, sự phát triển của các nghiệp vụ ở mức độ cao mà còn thể hiện ở số lượng chủ thể tham gia đông đảo, với nhiều loại cơng cụ đa dạng.

Tại thị trường New York có thể tìm thấy các bộ phận thị trường riêng biệt dành cho quỹ liên bang, thoả thuận mua lại, công cụ ngắn hạn của các tổ chức tài chính có liên quan tới liên bang, các thưong phiếu, giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng. Thị trường New York phát triển bằng cách mở rộng cửa đối với người ngoại quốc, đối xử với các tổ chức tài chính nước ngồi như với các doanh nghiệp trong nước...

Thị trường Tokyo

Thị trường Tokyo cũng được xếp vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Nếu như tại London, các nghiệp vụ tài chính tổng hợp đều do các ngân hàng thưong mại thực hiện, tại thị trường New York đảm nhận các chức năng tài chính tổng hợp là các ngân hàng đầu tư, thì đối với thị trường Nhật Bản, chưa có ngân hàng nào thực hiện chức năng này. Vì vậy, sức hấp dẫn của thị trường tài chính quốc tế Tokyo kém horn so với các thị trường khác.

Ngoài 3 thị trường quốc tế nêu trên, các trung tâm tài chính quốc tế quan trọng hầu hết đều là trung tâm tài chính nội địa mạnh. Ngồi ra, một số nước có nguồn tài chính khơng được xếp vào hàng mạnh nhưng cũng là những trung tâm tài chính quốc tế quan trọng như: Thuỵ Sĩ, Luxemburg, Singapore, Hong kong... đây chính là những kênh chu chuyển vốn quốc tế phổ biến hiện nay.

2.1.2.4. Theo phạm vi hoạt động

Theo tiêu thức này người ta chia thị trường tài chính quốc tế ra thành: thị trường tài chính quốc gia hoạt động như các trung tâm tài chính quốc tế, thị trường khu vực và thị trường tài chính quốc tế mang tính tồn cầu.

• Thị trường tài chính quốc gia hoạt động như các trung tâm tài chỉnh quốc tế

Ở một số nước, thị trường tài chính nội địa có khả năng thu hút cả những nhà đầu tư và tài trợ từ nước ngoài. Trên thị trường này, người nước ngồi có thể vay và cho vay tiền. Vì vậy, hoạt động của các thị trường nội địa đó có thể xem như một thị trường tài chính quốc tế. Ví dụ: thị trường tài chính Hong kong, Singapore, Luxemburg...

Đe tham gia giao dịch, niêm yết chứng khoán, đi vay và cho vay... trên thị trường này; các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết, những người đi vay và cho vay ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp lí của nước sở tại.

• Thị trường tài chính khu vực

- Thị trường châu Âu: thị trường này khơng địi hỏi xếp hạng tín nhiệm, tuy nhiên trên thực tế phần lớn việc phát hành chứng khoán đều được triển khai khi đã xếp hạng tín nhiệm. Hiện nay thị trường London là thị trường lớn trên thế giới. Ngồi ra cịn thị trường Thụy Sỹ, Luxemburg, Đức...

- Thị trường châu Á (Dragon): so với các thị trường khác, thị trường châu Á là thị trường trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Việc phát hành trái phiếu trên thị trường này khơng địi hỏi xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên nếu tổ chức phát hành đã được xếp hạng tín nhiệm thì thuận lợi cho việc phát hành hơn.

Thị trường tài chính quốc tế mang tính tồn cầu (Global Market)-.

đây là thị trường hoạt động khơng chịu sự chi phối, kiểm sốt bởi luật lệ của bất kì quốc gia nào. Ví dụ: thị trường tiền tệ châu Âu, thị trường trái phiếu châu Âu...

Đặc điểm của thị trường này là tính cạnh tranh rất cao, lãi suất trái phiếu thường thấp hơn các thị trường khác, kỳ hạn trái phiếu dài (trên 10 năm), khối lượng phát hành lớn, tối đa 3 tỷ $. Đây là thị trường có khả năng chuyển dổi cao nhất. Tuy nhiên chỉ những nước, những tố chức lớn có dộ xếp hạng tín nhiệm cao mới có thể tham gia thị trường này thơng qua việc phát hành một khối lượng lớn chứng khoán cùng một lúc trên các thị trường chính.

Ngồi các tiêu thức phân loại thị trường tài chính quốc tế nêu trên, người ta cịn có thể chia thị trường theo nhiều tiêu thức khác giống như thị trường tài chính nội địa, ví dụ: theo q trình chu chuyển các luồng tài chính •quốc tế, thị trường bao gồm: thị trường sơ cấp (thị trường phát hành, thị trường cấp 1), thị trường thứ cấp (thị trường lưu thông, thị trường cấp 2); theo thời gian giao nhận công cụ tài chính, thị trường bao gồm: thị trường giao ngay, thị trường kì hạn, thị trường tương lai...

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)