Các nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 137 - 139)

- Chênh lệch giữ aE và tì giá giao ngay (S)

THANH TOÁN QUỐC TÊ

4.2.2. Các nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

Để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước, mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, lập qn và trình độ phát triển; chính vì vậy, pháp luật giữa các nước thường là khác nhau. Tuy nhiên, khi tham gia các hoạt động quốc tế, các nước đều bình dẳng với nhau, nên không thể dùng luật pháp của một nước nào đó áp đặt buộc nước khác phải theo. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn về luật pháp giữa các nước trong quan hệ quốc tế, người ta đã xây dựng một hệ thống văn bản dế điều chỉnh các hoạt động quốc tế, trong đó hoạt dộng thanh toán quốc tế.

Thực tế, mỗi hoạt động của pháp nhân hay thể nhân đều dồng thời chịu sự điều chinh bởi nhiều nguồn luật khác nhau, trong dó có những nguồn luật chung và luật chuyên ngành. Sau đây là một số văn bản chủ yếu điều chỉnh hoạt động thanh tốn quốc tế.

• Các cơng ước quốc tế

- Công ước Liên hợp quốc về Hợp dồng mua bán quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - Wien Convention 1980).

- Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất hối phiếu (Uniíồrm Law for Bill of Exchange - ULB 1930).

- Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note - UN convention 1980).

- Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve Conventions for Check 1931).

- Các nguồn luật và Cơng ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm.

• Các nguồn luật quốc gia

Các nguồn luật quốc gia tham gia điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế thường bao gồm:

- Bộ luật Dân sự; - Luật Thương mại; - Luật Ngoại hối;

- Luật các công cụ chuyên nhượng; - Luật Thanh tốn quốc tế...

• Các thơng lệ và tập quán quốc tế

- Quy tẳc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniíồrm Customs and Practice for Documentary Credit - viết tắt là UCP);

- Quy tắc về thống nhất nhờ thu (Uniform Rules for Collection - viết tắt là URC);

- Quy tắc thống nhất về hồn trả liên ngân hàng (The Uniíbrm Rules íồr Bank - to - Bank Reimbursement Under Documentary Credit - viết tắt là URR)

- Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - Incoterms).

Một số lưu ý trong áp dụng luật:

(1) Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần là: Cơng ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế. Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính pháp lý đối với thơng lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia.

(2) Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Điều này dược thể hiện ở các nội dung sau:

- Chúng chỉ có hiệu lực khi trong họp đồng có dẫn chiếu áp dụng rõ ràng. Đồng thời, một khi trong họp đồng có dẫn chiếu áp dụng, thì chúng lại trở nên văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện.

- Các bên tham gia hợp đồng có thể loại trừ, bổ sung hay sửa đổi các điều khoản của thông lệ và tập quán quốc tế. Trong trường hợp này, thì những quy định khác rõ ràng trong họp đồng sẽ được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế.

Trong thanh toán quốc tế của Việt Nam, Điều 6 Luật các công cụ chuyển nhượng cùa Việt Nam quy định:

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)