HbID A/C= BID A/B X BID B/C

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 109 - 113)

- 2.200 cổ đông và khối lượng giao dịch hàng tháng trong

HbID A/C= BID A/B X BID B/C

ASK A/C là tỷ giá mà khách hàng sử dụng để đổi c lấy A. Ngân hàng không niêm yết tỷ giá A/C do đó, trước hết khách hàng dùng c mua B tại ngân hàng ABC sau dó mua A bằng B tại ngân hàng XYZ.

Khi khách hàng sử dụng B mua A ngân hàng áp dụng tỷ giá ASK A/B Do đó:__________

ASK A/O ASK A/B X ASK B/C

3.3. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI Hối3.3.1. Nghiệp vụ giao ngay (The Spot Transaction) 3.3.1. Nghiệp vụ giao ngay (The Spot Transaction)

• Khái niệm

Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ mua bán tiền trong đó mức tỉ giá được thỏa thuận tại thời điểm hơm nay nhưng việc thanh tốn, giao nhận tiền được thực hiện ngay trong ngày giao dịch hoặc được hoàn tất sau ngày giao dịch một khoảng thời gian ngan, thường là hai ngày làm việc.

Đặc điểm

- Nghiệp vụ giao ngay được thực hiện theo tỷ giá giao ngay. Tỉ giá này được hình thành phụ thuộc vào sức mua của các đồng tiền và quan hệ cung cầu các loại tiền đó trên thị trường ngoại hối.

- Đe thực hiện các giao dịch giao ngay, các nhà tạo giá cấp 1, cấp 2 và khách hàng phải dựa trên hợp đồng mua bán giao ngay. Ngày giá trị giao ngay (spot value date - SVD) theo thông lệ là sau hai ngày làm việc (SVD = T+2), trong đó ngày T là ngày ký kết hợp dồng (Contract Date - CD) mua bán.

- Số lượng mua bán trong các hợp đồng giao ngay do hai bên mua bán thỏa thuận.

- Nghiệp vụ giao ngay dược thực hiện trên thị trường tự do và chủ yếu trên thị trường liên hàng giao ngay bao gồm thị trường liên hàng trực tiếp và thị trường liên hàng gián tiếp (qua mơi giới).

• Các ứng dụng nghiệp vụ giao ngay

Nghiệp vụ giao ngay được ngân hàng và khách hàng sử dụng trong một số trường hợp sau:

- Nghiệp vụ giao ngay được khách hàng mua bán lẻ sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay bằng các loại tiền tệ khác nhau, trong đó chù yếu là hoạt dộng thanh toán quốc tế.

- Các ngân hàng sử dụng nghiệp vụ giao ngay để cân đối trạng thái ngoại hối thông qua thị trường ngoại hối liên ngân hàng.

3.3.2. Nghiệp vụ kỳ hạn ((The Forward Transactions)

• Khái niệm

Nghiệp vụ kỳ hạn là các hoạt động tác nghiệp trong kinh doanh ngoại hối có ngày giao dịch được xác định tại một thời điểm trong tưong lai và được thể hiện trên hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua bán

ngoại hối trong đó việc giao nhận ngoại hoi được thực hiện tại một thời điếm xác định trong tương lai.

• Đặc điểm của nghiệp vụ kì hạn

Nghiệp vụ kì hạn có một số đặc điểm sau:

+ Mọi điều khoản của hợp đồng được đàm phán, kí kết ở hiện tại, còn việc giao nhận tiền được thực hiện ở tương lai. Ngày giá trị kì hạn (forward value date - FDV) trong các hợp đồng chuẩn được xác định căn cứ vào ngày giao ngay và thời hạn của hợp đồng.

FVD = T+2+n (n là thời hạn của hợp đồng)

+ Nghiệp vụ kì hạn thường được thực hiện trên thị trường OTC.

Thị trường giao dịch kỳ hạn được tổ chức theo mơ hình phi tập trung. Các chủ thể tham gia tiến hành giao dịch thông qua điện thoại hoặc telex. Việc công bố tỷ giá kỳ hạn trên thị trường bán buôn hay bán lẻ đều được yết giá hai chiều trong đó chênh lệch giá mua bán tại thị trường bán lẻ thường rộng hơn thị trường bán buôn.

. + Số lượng ngoại tệ mua bán thường lớn và chẵn. Quy mô cụ thể được thể hiện trong cơ chế giao dịch của mỗi thị trường.

+ Nghiệp vụ kỳ hạn được đặc trưng bởi tính chất tự thân, các bên thống nhất nội dung trong hợp đồng và đó là cơ sở pháp lý cho giao dịch. Việc thanh toán hợp đồng kỳ hạn chỉ được thực hiện tại ngày đáo hạn của họp đồng.

+ Ký quỹ không phải là yêu cầu bắt buộc đối với nghiệp vụ kỳ hạn, do đó khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng phải gánh chịu. Nhằm giảm thiểu rủi ro và để ràng buộc lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước một số tiền nhất định.

+ Khi thực hiện họp đồng kì hạn, nhà đầu tư có thể có lãi, hịa vốn hoặc thua lỗ. Đối với ngân hàng, thông qua giao dịch kỳ hạn ngân hàng có thu nhập từ chênh lệch giá mua bán.

Ví dụ: một nhà nhập khẩu có khoản phải trả nước ngoài 100.000 USD sau 1 tháng. Để cố định chi phí phải trả bàng VND, hoặc dể phòng ngừa rủi ro tỉ giá nếu dự báo USD sẽ tăng giá trong tương lai, nhà nhập khẩu có thế kí kết với ngân hàng một họp đồng kì hạn 1 tháng mua 100.000 USD với tỉ giá 1USD = 17.800VND. Nếu đến ngày thanh toán, USD tăng giá theo đúng dự đoán (giả sử 1USD = 18.500VND), nhà nhập khẩu sẽ có lãi bởi nhà nhập khẩu có quyền được mua USD theo giá đã kí (17.800). Ngược lại, nếu USD giảm giá (giả sử 1USD = 16.500VND), nhà nhập khẩu bị lỗ vì vẫn phải mua USD theo giá 17.800.

Cách xác định ti giá kĩ hạn > Theo thông lệ quốc tế

Fm = Sm [1+Rgd]/[1+Rvy] Fb = Sb [1+Rvd]/[1+Rgy] Trong đó:

Fm, Fb là tỉ giá mua, tỉ giá bán kì hạn Sm, Sb là tỉ giá mua, tỉ giá bán giao ngay Rgd là lãi suất tiền gửi đồng tiền định giá Rvy là lãi suất cho vay đồng tiền yết giá Rvd là lãi suất cho vay đồng tiền định giá Rgy là lãi suất tiền gửi đồng tiền yết giá

> Ở Việt Nam

Fm = Sm + Sm(Rgd-Rvy) Fb = Sb + Sb(Rvd-Rgy)

(Lưu ý: lãi suất tiền gửi và cho vay của đồng tiền yết giá và định giá trong các công thức trên là lãi suất của kì hạn tưong ứng với kì hạn của họp đồng).

• Các ứng dụng của nghiệp vụ kỉ hạn

Nghiệp vụ kỳ hạn có tính ứng dụng cao trong việc bảo hiểm rủi ro hối đoái trong kinh doanh của ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng sử dụng các giao dịch kỳ hạn nhằm bảo hiểm cho trạng thái ngoại hối của mình,

khách hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn nhằm bảo hiếm các khoản phải thu và phải trả bàng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, bảo hiểm khoản tiền đầu tư bàng ngoại tệ.

• So sánh nghiệp vụ giao ngay và kì hạn

Bàng 3.3: So sánh nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kì hạn

Nội dung so sánh Giao dịch giao ngay Giao dịch ki hạn 1. Mục đích thực hiện Đáp ứng nhu cầu mua bán

ngoại tệ giao ngay phục vụ hoạt động thanh toán

Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ ki hạn nhằm phịng ngừa rủi ro hối đối

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 109 - 113)