THỊ TRƯỜNG NGOẠI HƠÌ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 86 - 89)

- 2.200 cổ đông và khối lượng giao dịch hàng tháng trong

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HƠÌ

Thị trường ngoại hối là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính với chức năng cơ bản là cung cấp ngoại tệ để thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế, luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế giữa các quốc gia, là nơi kinh doanh và cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro hối đối... Với những chức năng đó, thị trường ngoại hối ngày càng khẳng định vị trí quan trọng thiết yếu của nó trong hệ thống các thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng hiện nay.

Nội dung chương 3 giáo trình giới thiệu về chức năng, đặc điểm và cấu trúc của thị trường ngoại hối, các chủ thể tham gia thị trường, các loại tỉ giá, các chế độ tỉ giá và chính sách điều hành tỉ giá, phương pháp niêm yết tỉ giá, phương pháp xác định tỉ giá chéo và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

3.1. TỔNG QUAN VỂ TIỈỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

3.1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của thị truờng ngoại hối

3.1.1.1. Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối

Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Tùy theo cơ chế quản lí ngoại hối của mỗi quốc gia mà ngoại hối bao gồm các loại khác nhau. Ở Việt Nam, theo chế độ quản lí ngoại hối hiện hành, ngoại hối bao gồm:

+ Ngoại tệ (tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản, tiền điện từ và các phương tiện khác được xem như tiền);

+ Các phương tiện thanh toán quốc tế (séc, kỳ phiếu, hối phiếu...); + Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ (trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác);

+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế;

Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market - FOREX), theo nghĩa rộng, là nơi mua bán ngoại hối. Tuy nhiên, vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm nên khi nói đến FOREX, người ta thường hiểu là thị trường mua bán các đồng tiền.

Như vậy “Thị trường ngoại hối là một bộ phận của thị trường tài

chính, nơi diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền

Theo số liệu thống kê, các giao dịch ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng (interbank) chiếm tỉ trọng lớn (khoảng trên dưới 85% doanh số), phần còn lại là giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng và giao dịch giữa các chủ thể kinh doanh khác với khách hàng.

3.1.1.2. Chức năng của thị trường ngoại hối

FOREX là một thị trường có sự tham gia của nhiều chủ thể như ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các tập đoàn kinh tế, các nhà môi giới, nhà đầu cơ, kinh doanh acbit... Việc chi trả cho hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán tài sản đều phải thông qua thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối thực hiện một số chức năng cơ bản sau đây:

- Cung cấp ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế;

- Luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế... giữa các quốc gia; - Là nơi kinh doanh và cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro hối đoái; Trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, các công ty luôn phải đối mặt với rủi ro, trong đó rủi ro sức mua của đồng tiền hay rủi ro hối đoái chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu tổn thất. Đề bù đắp tổn thất và trước hết là phịng ngừa rủi ro, các cơng ty thường tham gia thị trường ngoại hối với tư ‘cách là nhà đầu cơ và chủ thể tự bảo hiểm khi sừ dụng các công cụ phái sinh

của thị trường ngoại hối.

- Ngồi ra, FOREX cịn là nơi thể hiện sức mua đối ngoại của tiền tệ quốc gia;’là nơi để NHTW can thiệp, điều chỉnh tỉ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

3.1.1.3. Đặc điểm của thị trường ngoại hổi

Thị trường ngoại hối có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Hàng hóa của thị trường ngoại hối đó là các đồng tiền. Giao dịch ngoại hối là hoạt động mua một số lượng đồng tiền này bằng một đồng tiền kia, hoặc bán một số lượng đồng tiền này để lấy đồng tiền kia.

- Thị trường ngoại hối có tính tồn cầu hay thị trường khơng biên giới. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch ngoại hối toàn cầu được diễn ra liên tục, chỉ gián đoạn vào thời gian nghỉ cuối tuần, hoặc nghỉ lễ. Thị trường bắt đầu hoạt động từ Australia, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, châu Ảu, Newyork... Khi thị trường châu Á đóng cửa thì thị trường châu Âu bắt đầu ngày giao dịch mới. Đây là chu kỳ giao dịch có tính khép kín tồn cầu.

- Khơng giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối có thể khơng cần một trung tâm tài chính hoặc một trung tâm giao dịch. Bộ phận quan trọng nhất của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng (Interbank). Hoạt động chủ yếu của thị trường là các giao dịch điện tử của các ngân hàng nối kết với nhau và hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Thành viên của thị trường liên ngân hàng là các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, nhà môi giới ngoại hối.

- Các giao dịch trên thị trường ngoại hối có tính tập trung và tính xu hướng. Một số đồng tiền được giao dịch thường xuyên nhất trên các thị trường hiện nay là USD, EUR, JPY, GBP, CEIF. Tuy nhiên, do vị thế của mỗi loại tiền trên thị trường không cố định mà biến đổi theo thời gian (bởi tác động của tiềm lực kinh tế chính trị, tình hình phát triển kinh tế của quốc gia hoặc khu vực phát hành ra đồng tiền đó,...) làm ảnh hưởng đến )XU hướng giao dịch của chúng.

- Độ thanh khoản của hàng hóa trên thị trường cao. Khơng giống như các bộ phận thị trường tài chính khác, khi tham gia thị trường ngoại hối, chủ thể có thể thực hiện giao dịch mua bán bất kỳ lúc nào và không phải quá đắn đo lựa chọn loại tiền đầu tư, bởi vì hàng hóa giao dịch chỉ tập trung vào một số đồng tiền chính.

3.1.2. Thành vicn tham gia thị trường ngoại hối

Tham gia thị trường ngoại hối bao gồm nhiều chủ thể khác nhau.

• Theo động lực thúc đây tham gia thị trường

Theo tiêu thức này, chủ thể tham gia thị trường ngoại hối bao gồm: nhóm khách hàng mua lẻ, các NHTM, các nhà môi giới và các ngân hàng trung ương.

- Nhóm khách hàng mua bủn lẻ (Retail Clients)

Khách hàng mua bán lẻ bao gồm các tập đồn đa quốc gia, các cơng ty nội địa, các nhà đầu tư quốc tế và dân chúng. Nhóm khách hàng mua bán lẻ

tham gia thị trường ngoại hối với hai mục đích cơ bản, đó là chuyển đổi tiền tệ đáp ứng nhu cầu chi trả trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế và phịng ngừa rủi ro hối đối. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu ngoại hối, nhóm khách hàng mua bán lé chủ yếu giao dịch qua ngân hàng bởi ngân hàng là chủ thể cung ứng ngoại hối với lợi thế vượt trội: chi phí giao dịch, giá cả, loại tiền tệ, khối lượng, thời gian và hạn chế được rủi ro.

- Các ngân hàng thương mại (Commercial Banks)

Ngân hàng thương mại là một chủ thể quan trọng tham gia thị trường ngoại hối. Ngân hàng thương mại tham gia thị trường ngoại hối với chức năng cung ứng dịch vụ mua bán hộ và kinh doanh ngoại hối cho chính mình. ĐỐI với chức năng cung ứng dịch vụ, ngân hàng thương mại tham gia với vai trò trung gian hoạt động mua bán đối với nhóm khách hàng mua bán lẻ thông qua việc mua hộ, bán hộ và hưởng chênh lệch. Ngoài ra, các ngân hàng cịn kết họp cung ứng dịch vụ thanh tốn, tín dụng và bảo lãnh... Tùy theo từng dịch vụ cung ứng ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro và ảnh hưởng tới kết cấu tài sản nội bảng. Khi ngân hàng tham gia thị trường ngoại hối với tư cách nhà đầu tư, ngân hàng kinh doanh cho chính mình thơng qua việc bỏ vốn, tạo ra trạng thái ngoại hối. Kết quả hoạt động này bị chi phối bởi rủi ro và kết cấu bảng cân đối nội bảng và ngoại bảng.

Top 10 currency traders % of õverall volume, May 2009

Rank Name Market Share

1 ■^Deutsche Bank 20.96%

2 □uBS AG 14.58%

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)