Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 101 - 104)

- 2.200 cổ đông và khối lượng giao dịch hàng tháng trong

7. Địa điểm kinh doanh Tại 2 thị trường Có thể tại 1 thị trường

3.2.2.2. Chính sách tỷ giá

• Khái niệm chính sách tỉ giá

Chính sách tỉ giá là cơ chế điều hành tỉ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được mức tỉ giá nhất định để tỉ giá tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia.

• Nội dung chỉnh sách tỉ giả

Tùy theo mục tiêu điều hành tỉ giá trong từng thời kì mà nội dung của chính sách tỉ giá có thể là:

- Phá giá nội tệ, tức là những can thiệp cùa Chính phủ đế đồng nội tệ được định giá thấp hơn.

- Nâng giá nội tệ, tức là những can thiệp của Chính phủ để đồng nội tệ dược định giá cao hơn.

- Duy trì tỉ giá ở một mức độ nhất định, tức là những can thiệp của Chính phủ để tỉ giá được ổn định trong một biên độ dao động xác định.

- Không can thiệp để tỉ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu của thị trường.

Các cơng cụ của chính sách tỉ giá

Đe tỉ giá biến động theo chiều hướng mong muốn, Chính phủ phải sử dụng những cơng cụ nhất định để tác động lên tỉ giá. Tùy theo tính chất tác động đến cung cầu ngoại tệ, các cơng cụ này được chia thành 2 nhóm: cơng cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp.

+ Công cụ trực tiếp

- Mua bán ngoại hối

Trong diều kiện ngày nay, tỉ giá giữa các đồng tiền không cố định mà thường xuyên biến động tùy thuộc vào quan hệ cung cầu về các loại tiền

trên thị trường. Vì vậy, để tỉ giá biến động theo chiều hướng mong muốn, Chính phủ các nước có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng các biện pháp tăng cung hoặc cầu thông qua việc bán hoặc mua các loại ngoại tệ. Khi ngoại tệ tăng giá, nếu muốn giảm giá ngoại tệ, Chính phủ tung lượng ngoại tệ dự trữ để bán ra. Nếu lượng cung đáp ứng được nhu cầu thị trường, ngoại tệ sẽ giảm giá. Đây là biện pháp có tác động trực tiếp và nhanh chóng tới sự thay dổi của tỉ giá hối dối. Tuy nhiên, trên thực tế Chính phủ có áp dụng chính sách này hay khơng cịn tùy thuộc vào thực tế mức độ biến động tỉ giá, quan điểm điều hành tỉ giá của Chính phủ và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Nếu tỉ giá tăng với tốc độ và quy mô lớn, trong khi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia hạn hẹp thì Chính phủ khó có thể can thiệp vào thị trường bàng biện pháp nêu trên. Ngược lại, khi ngoại tệ giảm giá, Chính phủ can thiệp vào thị trường bằng cách mua ngoại tệ.

- Kết hối ngoại tệ

Ket hối ngoại tệ là chính sách quy định các chủ thế (thể nhân và pháp nhân) có nguồn thu bằng ngoại tệ bắt buộc phải bán ngoại tệ cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối (chủ yếu là các Nl-ITM) theo một tỉ lệ khống chế nhất định. Biện pháp này có tác dụng làm giảm lượng ngoại tệ nằm trong các chú thế không được phép kinh doanh ngoại hối và làm gia tăng lượng ngoại tệ dự trữ trong các NHTM, qua đó góp phần tạo điều kiện giúp nhà nước quản lí chặt chẽ hơn các luồng ngoại tệ trơi nổi trên thị trường, hạn chế các hoạt động đầu cơ và có thế gây nên nhũng tác động khơng tốt cho thị trường vào các thời kì sức mua của ngoại tệ có biến động lớn.

Ở Việt Nam, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước Đông Nam Á những năm 1997-1998 nên hầu hết các doanh nghiệp nắm giữ ngoại lệ trên tài khoản làm cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối nghiêm trọng. Trước tình hình đó, ngày 12/9/1998, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là các tổ chức với tỉ lệ kết hối bắt buộc là 80%. Khi thị trường ngoại tệ trở nên ổn định hơn, ngày 30/8/1999 Chính phủ đã ban hành Quyết định 180/1999/QĐ-TTg điều chỉnh tỉ lệ kết hối từ 80% xuống 50%, sau dó xuống 40% rồi 30%, và hiện nay theo Quyết định số 46/2003/QĐ-TTg ngày 2/4/2003 giảm xuống còn 0%.

- Quy định hạn chế đối tượng, khối lượng được mua bán ngoại tệ, hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ... Các biện pháp này dều hướng tới mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và có tác động giữ cho tỉ giá ổn định.

Với xu thế tự do hóa thưong mại, tài chính ngày càng sâu rộng, các biện pháp can thiệp hành chính nêu trên ngày càng trở nên khơng phù hợp. Chính vì vậy, xu hướng của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay là ngày càng hạn chế sử dụng các công cụ trực tiếp, các biện pháp mang tính hành chính đon thuần, thay vào đó là các công cụ gián tiếp.

+ Công cụ gián tiếp

- Lãi suất tái chiết khấu

Với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ có tác động làm tăng lãi suất thị trường, nhờ đó mà có tác động thu hút các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm nội tệ tăng giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác động ngược chiều.

- Điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM Khi ngoại tệ khan hiếm, NHTW có thể tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng, làm giảm nhu cầu vay ngoại tệ. Mặt khác, để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sở hữu ngoại tệ phải bán đi lấy nội tệ làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

- Thuế quan: thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu làm giảm cầu ngoại tệ, kết quả là làm cho nội tệ tăng giá. Thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.

- Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, tăng cầu ngoại tệ làm giảm giá nội tệ.

Ngoài ra, để điều chỉnh tỉ giá, Chính phủ cịn có thể áp dụng các chính sách như phá giá hoặc nâng giá tiền tệ, quy định lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ... Áp dụng chính sách nào cịn tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng thời kì và nghệ thuật quản lí nền kinh tế của mỗi Chính phủ. Trong bối cảnh các quốc gia đã gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực và thế giới thì một số chính sách như quy định thuế quan cao, quy định hạn ngạch nhập khẩu sẽ bị coi là vi phạm các nguyên tắc của WTO.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 101 - 104)