Phương thức tín dụng chứng từ Documentary credit

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 147 - 155)

- Trong trường hợp quan hệ cơng cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thỏa thuận áp dụng các tập quán

43.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ Documentary credit

Khi vận dụng phương thức này các nước đều thống nhất áp dụng "Bản điều lệ và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" do Phịng thương mại quốc tế Pari ban hành. Bản hiện nay đang áp dụng là bản số 600 có tên gọi bàng tiếng Anh là: The Uniíồrm Customs and Practice for Docmentary Credit N06OO (thường gọi tắt là UCP N06OO)

• Định nghĩa: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận,

trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người đề nghị mở thư tín dụng), sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng), hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ thơng thường gồm có:

- Người xin mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, người nhập khẩu hàng hoá.

- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank, hoặc Opening Bank); là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Thơng thường, đây là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, nhưng trong trường hợp người bán không tin tưởng ngân hàng này thì có thể là bất kỳ một ngân hàng nào đó theo yêu cầu của người bán.

- Người hưởng lợi (Beniíìciary) thư tín dụng: là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thơng báo (Advising Bank) thư tín dụng: là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.

• Quy trình thanh tốn

Thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ có quy trình khá phức tạp, gồm nhiều khâu xử lý nghiệp vụ, kể cả từ phía người xuất khẩu, nhập khẩu và các ngân hàng có liên quan.

Có thể tóm tắt quy trình thanh tốn như sau:

(2)

Ngân hàng mờ ƯC NH thông báo uc

▲ (6) * i k

(1) (7) (8) (6) (5) (3)

V V

Người nhập khẩu ' (4) Người xuất khẩu

(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng (letter of credit - L/C) gửi tới ngân hàng mở L/C, yêu cầu ngân hàng này mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng.

(2) Căn cứ vào giấy xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và chuyển cho ngân hàng thông báo L/C.

Thông thường ngân hàng thông báo L/C là chi nhánh, hoặc là đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu.

(3) Thông báo L/C

Nếu L/C được mở bàng điện thì ngân hàng thơng báo phải chuyển ngun văn bức điện mở L/C và bản xác báo bằng điện của mình về L/C đó cho người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không được dịch, hay diễn giải nội dung bức điện L/C. Nếu ngân hàng diễn giải sai nội dung thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nếu L/C mở bằng thư thì ngân hàng thơng báo phải chuyển bản chính (bản gốc) L/C cho người xuất khẩu.

Ngân hàng thơng báo được thu thủ tục phí thơng báo (ai là người trà phí này cho ngân hàng thơng báo đã được chỉ rõ trong L/C)

(4) Giao hàng

Sau khi nhận được L/C, người xuất khẩu sẽ phải kiểm tra những nội dung đã ghi trong L/C, đối chiếu với các thoả thuận trong hợp đồng ngoại thưong.

Nếu:

- Các nội dung trong L/C phù họp với họp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng.

- Nếu có nội dung nào cần sửa đổi, hoặc cần bổ sung thì phải điện thơng báo những nội dung đó đến tận người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu điện trả lời đồng ý (qua ngân hàng mở L/C) thì những nội dung sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực thi hành. Người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng theo đúng các điều kiện ghi trong L/C.

(5) Yêu cầu thanh toán của người xuất khẩu

Sau khi đã giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn tất bộ chứng từ thanh tốn theo u cầu của L/C xuất trình cho ngân hàng mở L/C, thông qua ngân hàng thơng báo xin thanh tốn.

Khi lập bộ chứng từ nhà xuất khẩu cần phải lưu ý:

- Các chứng từ trong bộ chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán buôn bán quốc tế mà hai bên xuất nhập khẩu đang áp dụng và được dẫn chiếu ra trong L/C.

- Các chứng từ phải lập theo đúng những yêu cầu đối với từng loại chứng từ đã được quy định trong L/C.

- Những nội dung và các số liệu liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn nhau.

Bộ chứng từ thanh tốn trong phương thức tín dụng chứng từ thường bao gồm:

- Hối phiếu.

- Hoá dơn thương mại

- Vận đơn: phải là vận đơn sạch, hoàn hảo.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu giao hàng theo điều kiện CIF) - Các chứng từ khác:

+ Giấy chứng nhận kiểm nghiệm hàng hoá

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (do phịng thương mại cấp) + Giấy kê khai đóng gói bao bì chi tiết...

Sau khi hồn tất bộ chứng từ, nhà xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra lại. Nếu có sai sót thì tùy theo mức dộ mà tìm biện pháp khắc phục. Trường hợp sai sót quá nghiêm trọng khơng thể thanh tốn theo L/C thì có thế áp dụng biện pháp khẩn cấp đề nghị đối phương sửa đổi L/C sao cho phù hợp với chứng từ đã lập. Đơn vị kinh doanh xuất khầu có thể viết thư đàm bảo gửi cho ngân hàng mở L/C, trong đó cam kết sẽ chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh tốn đó. Thơng thường thì thư đảm bảo này phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh...

Sau đó, nhà xuất khẩu phải nhanh chóng xuất trình bộ chứng từ thanh toán tại ngân hàng trong thời hạn quy định. Neu xét thấy khơng có đủ khả năng nộp bộ chứng từ vào ngân hàng trong thời hạn qui định thì nhà xuất khẩu phải làm giấy đề nghị gia hạn hiệu lực của L/C gửi tới nhà nhập khẩu.

(6) Ngân hàng mở L/C kiếm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn). Neu thay không phù hợp, ngân hàng từ chối thánh toán (hoặc từ chối chấp nhận) và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

Việc chuyển trả tiền có thể thực hiện bằng thư, hoặc bằng điện. Chuyển bàng điện thì sẽ nhanh hom nhưng chi phí sẽ cao hơn. Neu xét thuần tuý về mặt kinh tế, hiệu quà kinh tế của việc đòi tiền bằng diện phụ thuộc vào các yếu tố như: kim ngạch L/C, lãi suất tiền gửi ngân hàng trên thị trường, khoảng thời gian thu nhanh được của việc đòi tiền bằng điện so với bằng thư, chi phí điện hối và chi phí thư hối.

(7) Ngân hàng mở L/C địi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.

(8) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù họp với L/C thì hồn trả tiền cho ngân hàng, nếu khơng phù họp thì có quyền từ chối trả tiền ngân hàng.

Quy trình thanh tốn nêu trên cho thấy: phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán rất chặt chẽ về mặt thủ tục. Hơn thế nữa, trong phương thức thanh toán này, ngân hàng mở L/C khơng chì là một trung gian trong thanh tốn, mà cịn là người có nghĩa vụ trả tiền nhà xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, với số tiền tối đa bàng số tiền của L/C, nếu nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanh tốn phù họp với L/C. Vì vậy, đây là phương thức thanh toán đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, xét về phía nhà nhập khẩu, thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ sẽ làm cho nhà nhập khẩu bị đọng vốn vì nhà nhập khẩu phải ký quỹ tại ngân hàng ngay từ khi mở L/C. Nếu thời gian hiệu lực của L/C càng dài, số tiền của L/C càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của nhà nhập khẩu càng giảm đi. Đây chính là một trong những vấn đề mà nhà nhập khẩu cần quan tâm khi xác định loại L/C và thời hạn hiệu lực của L/C để giảm bớt những thiệt hại cho nhà nhập khẩu.

• Những nội dung cơ bản của L/C

Một L/C thường bao gồm những điều khoản sau đây: * Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C

- Tất cả các L/C phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C.

- Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.

- Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trong hợp đồng hay không.

* Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.

Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ gồm các thương nhân và các ngân hàng.

- Các thương nhân gồm người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C) và người xuất khẩu (người hường lợi L/C).

- Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm: ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận.

Ngân hàng mở L/C thường được hai bên mua bán thỏa thuận, lựa chọn và quy định trong hợp đồng; nếu chưa cồ sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn.

Ngân hàng thơng báo L/C thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu.

Ngân hàng trả tiền (paying bank) có thể là ngân hàng mở L/C hoặc có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mờ L/C uỷ nhiệm.

Ngân hàng xác nhận là ngân hàng đứng ra xác nhận L/C cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng phục vụ người bán, hoặc một ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tài chính và tín dụng quốc tế. Ngân hàng mở L/C phải yêu cầu một ngân hàng khác xác nhận cho mình sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng mở L/C.

* Số tiền của L/C: số tiền của L/C vừa ghi bằng chữ, vừa ghi bàng số và thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng vì cùng một tên gọi như Đơla nhưng trên thế giới có rất nhiều loại Đơla khác nhau. Khơng

nên ghi số tiền dưới dạng số tuyệt đối vì ghi như thế, người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, đặc biệt là đối với những mặt hàng rời như: than, gạo, ngô... Một khi giá trị hàng giao không khớp với giá trị trên L/C, thì khó có thể được thanh tốn vì ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ thanh tốn khơng phù hợp với những điều đã quy định trong L/C.

* Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng.

+ Thời hạn hiệu lực của L/C là khoảng thời gian bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến hết ngày hết hiệu lực cùa L/C. Đây là khoảng thời gian ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khấu, nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanh tốn trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C.

Trong thời gian hiệu lực nhà nhập khẩu phải ký quỹ tại ngân hàng. Vì vậy, cần xác định một thời gian hiệu lực của L/C hợp lý để tránh ứ đọng vốn của nhà nhập khẩu, nhưng cũng khơng gây khó khăn cho việc xuất trình chứng từ thanh tốn của người xuất khẩu. Việc xác định này cần thoả mãn một số yêu cầu sau đây:

- Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Thời gian hợp lý này dược tính tối thiểu bằng tổng số cùa số ngày cần phải có để thơng báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày kiểm tra L/C của nhà xuất khẩu, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu. Neu hàng xuất là hàng phức tạp, phải điều động từ xa ra cảng và phải tái. chế biến lại trước khi giao, nếu thời điểm giao hàng vào mùa ấm ướt... thì số ngày chuẩn bị hàng phải nhiều, ngược lại nếu hàng xuất là hàng sản phẩm cơng nghiệp thì khơng cần thiết địi hỏi số ngày chuẩn bị quá lớn.

- Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải ngay sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Thời gian này tối thiểu phải bằng hoặc lớn hon 21 ngày làm việc (Điều 47 UCP 500).

Thời gian hợp lý bao gồm số ngày chuyển chứng từ từ nơi giao hàng đến cơ quan của người xuất khẩu, số ngày lập bộ chứng từ thanh toán, số ngày vận chuyển chứng từ thanh toán đến ngân hàng mở L/C (ngân hàng trả tiền), số ngày lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thông báo.

Thông thường, thời gian lập bộ chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu khoảng từ 3-4 ngày. Thời gian lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thông báo

khoảng 2 ngày, số ngày chuyển chứng từ còn phụ thuộc vào phương thức luân chuyển.

Nếu chuyển chứng từ bàng DHL từ Việt Nam đến:

- Nhật, Nam Triều Tiên, Singapore, Hồng Kông: 3-4 ngày - châu Âu, Ý, Đức, Bỉ: 5-7 ngày

Nếu thư gửi bàng máy bay: - Các nước châu Á: 5-7 ngày - Các nước châu Âu: 10-15 ngày

+ Thời hạn trả tiền: có thể là trả ngay, hoặc trả sau, điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào hợp đồng. Thời hạn trả tiền sẽ nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (nếu là trả tiền ngay), hoặc có thể nằm ngồi thời hạn hiệu lực (nếu trả tiền có kỳ hạn). Mặc dù vậy, hối phiếu có kỳ hạn cũng phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.

+ Thời hạn giao hàng (Shipment Date); do hợp đồng và L/C quy định. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ đến thời gian hiệu lực của L/C. Neu hai bên đồng ý kéo dài thời gian giao hàng thêm bao nhiêu ngày, người bán cũng phải đề nghị kéo dài thời gian hiệu lực của L/C. Trái lại, nếu hai bên dồng ý kéo dài thêm thời gian hiệu lực của L/C, mà khơng nói đến việc kéo dài thời hạn giao hàng, người bán buộc phải giao hàng đúng hạn, chứ không được tự động kéo dài thời hạn giao hàng.

* Địa điểm hết hạn hiệu lực và địa điểm trả tiền. Người bán thường mong muốn địa điểm hết hạn hiệu lực, địa điểm thanh toán tại nước mình, vì rẳng họ có thể hồn tồn chủ động trong việc xuất trình chứng từ thanh tốn và việc thu tiền cũng được thực hiện sớm hơn. Ngược lại người mua mong muốn địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C và địa điểm trả tiền tại nước họ vì ràng họ khơng phải trả tiền sớm.

* Những nội dung về hàng hoá như: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu...

* Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như: điều kiện giao hàng (FOB, CIF...), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng...

* Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình, yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào?

Ví dụ:

- Hối phiếu được ký phát cho ai, ngân hàng mở L/C, hay ngân hàng trả

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 147 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)