KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 124 - 125)

- Chênh lệch giữ aE và tì giá giao ngay (S)

THANH TOÁN QUỐC TÊ

4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ

các mối quan hệ hợp tác quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các chủ thể tham gia. Trên thực tế, việc phát huy các vai trò này đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, khả năng vận dụng và tổ chức thực hiện q trình thanh tốn cùa các chủ thể có liên quan.

Nội dung chương 4 giáo trình giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung cơ bản sau:

- Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trị của thanh tốn quốc tế - Các hiệp định và nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế - Các phương thức thanh toán quốc tế

4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRỊ CỦA THANH TỐN QUỐC TẾ THANH TỐN QUỐC TẾ

4.1.1. Khái niệm

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mơ ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong thanh toán quốc tế, do các chủ thể thanh toán ở các quốc gia khác nhau, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh tốn thường khơng tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới. Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XX khi mà khối lượng mua bán, đầu tư và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng

theo. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế các quốc gia hiện nay.

Thanh tốn quốc tế (TTQT) có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào cách thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu.

Theo GS. Đinh Xn Trình “Thanh tốn quốc tế là việc thanh tốn các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước” [Giáo trình Thanh tốn quốc tế, Nhà xuất bản Lao động

-Xã hội. 2006].

Theo TS. Trần Thị Xuân Hương “Thanh tốn quốc tế là q trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau” [Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bủn Thống kê, TP.

HCM,2006].

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức cá nhân quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”

[Giáo trĩnh thanh toán quốc tế, Nhà xuất bủn Thống kẽ, 2007].

Như vậy, dù diễn giải theo cách này hay cách khác thì “Thanh tốn quốc tế về bản chất là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chi đối ngoại dể hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội, hợp tác khoa học kĩ thuật, quân sự, ngoại giao... giữa chủ thể của nước này với chủ thể nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế, tài chính tiền tệ quốc tế”.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 124 - 125)