TỶ GIÁ VÀ XÁC ĐỊNH TỈ GIÁ 1 Tỷ giá và phân loại tỷ giá

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 93 - 97)

- 2.200 cổ đông và khối lượng giao dịch hàng tháng trong

7. Địa điểm kinh doanh Tại 2 thị trường Có thể tại 1 thị trường

3.2. TỶ GIÁ VÀ XÁC ĐỊNH TỈ GIÁ 1 Tỷ giá và phân loại tỷ giá

3.2.1. Tỷ giá và phân loại tỷ giá

• Khái niệm li giá

Trong các quan hệ kinh tế đối nội, đồng tiền được sử dụng phổ biến là nội tệ. Trái lại, trong các giao dịch kinh tế quốc tế, đồng tiền được sử dụng chủ yếu là các loại ngoại tệ mạnh, hay các đồng tiền được tự do chuyển đổi. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả, đầu tư quốc tế... các chủ thể thường phải chuyển đổi từ một loại tiền này sang một tiền khác theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ đó chính là tỷ giá.

Có nhiều quan điểm khác nhau về tỉ giá hối đoái. Trong đ<’i một quan diêm có tính phơ biên: “7/ giá (Foreign Exchange Rate) là giá cả của một

Tỷ giá thể hiện tương quan về sức mua giữa các đồng tiền, là cơ sở xác định giá cả của hàng hóa, dịch vụ và đánh giá kết quả, hiệu quả các hoạt động kinh tế quốc tế.

Tỷ giá là cơng cụ chuyển giá của các hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Một sự thay dổi của tỷ giá sẽ tác dộng tới giá cả nhập khẩu, xuất khẩu của hàng hóa, dịch vụ và thu nhập của người cư trú, người khơng cư trú khi họ có thu nhập thể hiện bằng nhiều đồng tiền. Sự thay dổi của tỷ giá dẫn tới kết quả: một đồng tiền trong quan hệ tỷ giá sẽ tăng giá và đồng tiền còn lại sẽ giảm giá so với đồng tiền kia.

• Các yếu tổ tác động đến tỉ giá

Tỉ giá là một loại giá cả. Vì vậy, sự biến động của tỉ giá phụ thuộc vào sức mua của các đồng tiền và quan hệ cung cầu tiền trên thị trường ngoại hối.

- Tác động của sức mua đồng tiền

Việc so sánh sức mua giữa các đồng tiền là vấn đề không đơn giản. Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP) cho chúng ta thấy một ý tưởng về vấn đề này. Theo thuyết ppp, tỷ giá giữa các đồng tiền của bất kỳ 2 quốc gia nào sẽ diều chỉnh để phản ánh sự thay đổi trong mức giá của 2 quốc gia đó. Đây đơn giản là sự ứng dụng của luật một giá cho mức giá quốc gia. Thuyết ppp gợi ý ràng nếu mức giá của một nước tăng tương dối so với nước khác thì đồng tiền của nước đó sẽ giảm giá, đồng tiền của nước kia sẽ tăng giá. Nói cách khác, nếu tỷ lệ lạm phát ở một nước cao hơn các nước khác thì đồng tiền nước đó có xu hướng giảm giá so với đồng tiền nước kia.

Thực tế khảo sát ở nhiều quốc gia cho thấy thuyết ppp khơng giải thích được đầy đủ những diễn biến của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn bởi những giả thiết về sự giống nhau của hàng hoá và sự di chuyển tự do của các loại hàng hố giữa các nước khơng hồn tồn đúng trong thực tế. Tuy nhiên nó vẫn có những ý nghĩa nhất định trong việc dự báo tỷ giá trong dài hạn.

- Tác dộng cùa cung cầu ngoại hối

Khi cầu ngoại hối không thay đổi, nếu cung ngoại hối tăng sẽ làm ngoại tệ giám giá và ngược lại. Khi cung ngoại hối không thay đối, nếu cầu ngoại hối tăng sẽ làm ngoại tệ tăng giá và ngược lại. Đen lượt mình, cung cầu ngoại hối trên thị trường chịu tác động của các yếu tố sau:

+ Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế của một nước cho thấy tình hình cung và cầu ngoại tệ của nước đó. Đặc biệt cán cân vãng lai cho chúng ta thấy rõ nhất điều đó. Cán cân vãng lai của một nước thặng dư làm cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ. Điều này có xu hướng làm cho đồng tiền trong nước tăng giá so với ngoại tệ.

+ Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Nước nào có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác sẽ có thể có nguồn vốn ngắn hạn chảy vào nhằm thụ hưởng phần chênh lệch lãi suất cao hơn, làm cho cung ngoại hối tăng lên, dẫn đến ngoại tệ giảm giá và ngược lại. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự di chuyển vốn giữa các quốc gia, nhưng luồng vốn có thực sự di chuyển khơng và di chuyển với quy mô và tốc độ như thế nào còn tùy thuộc vào quan điểm của các nhà đầu tư, tùy thuộc vào tình hình kinh tế chính trị, tình hình lưu thơng tiền tệ... của quốc gia có mức lãi suất cao hơn.

+ Những dự đốn thị trường

Những dự đoán thị trường cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đối. Nhiều người cho ràng, có thể dựa vào xu hướng của tỷ giá kỳ hạn để dự đoán những biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai. Nhân tố tác động chủ yếu ở đây là những dự đoán của nhiều người tham gia vào thị trường về triển vọng lên giá hoặc xuống giá của một đồng tiền nào đó. Nếu số dơng người dự đốn giá ngoại tệ trong tương lai giảm, họ có thể thực hiện các hành vi bán ngoại tệ giao ngay ở hiện tại làm tăng cung, và ngược lại sẽ đầu tư mua vào làm tăng cầu ngoại tệ.

Ngoài ra cung cầu ngoại hối trên thị trường còn chịu tác động bởi các yếu tố khác như tình hình tăng trưởng hay suy thối của nền kinh tế, những biến động về tình hình chính trị xã hội trong nước và thế giới...

• Phân loại ti giá

Tỉ giá bao gồm nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức nghiên cứu.

+ Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hổi

- Tỷ giá mua (bid rate/ buy rate): là mức giá mà ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng yết giá.

- Tỷ giá bán (ask rate/ offer rate): là mức giá mà ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng yết giá.

- Tỷ giá giao ngay (spot rate): là tỷ giá được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại hối giao ngay, trong đó mức giá được thỏa thuận tại thời điểm hơm nay nhưng giao dịch được hồn tất sau hai ngày làm việc.

- Tỷ giá kỳ hạn (forward rate): là tỷ giá được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại hối kỳ hạn trong đó mức giá đã được thỏa thuận tại thời điểm hôm nay nhưng giao dịch thực hiện sau ba ngày làm việc trờ lên.

- Tỷ giá mở cửa (opening rate): là mức giá áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại hối đầu tiên trong ngày.

- Tỷ giá đóng cửa (closing rate): là mức giá áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại hổi cuối cùng trong ngày.

- Tỷ giá chuyển khoản (transfer rate): là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại hối với ngân hàng thông qua hạch toán trên tài khoản khách hàng.

- Tỷ giá tiền mặt (bank note rate): là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại hối mà việc thanh toán ngân hàng thực hiện bằng tiền mặt.

- Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. - Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

+ Cán cứ váo cơ chế, chỉnh sách tỷ giá

Theo tiêu thức phân loại này, tỷ giá bao gồm:

- Tỷ giá chính thức (offícial rate): là tỷ giá do NHTW cơng bố, phản ánh chính thức giá trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia và làm cơ sở xác định tỷ giá kinh doanh của NHTM trong biên độ cho phép, tính thuế xuất nhập khẩu và các giao dịch khác liên quan tới tỷ giá chính thức.

- Tỷ giá trên thị trường tự do/ chợ đen (black market rate): là tỷ giá được hình thành ngoài hệ thống ngân hàng và do quan hệ cung cầu trên thị trường tự do quyết định.

- Tỷ giá cố định (íĩxed rate): là tỷ giá do NHTW công bố và được cố định trong biên độ hẹp. Để duy trì tỷ giá này NHTW can thiệp trên thị trường ngoại hối bàng cách bán ra hoặc mua vào ngoại hối.

- Tỷ giá thả nổi hồn tồn (freely íloating rate): là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường và ngân hàng trung ương không tham gia can thiệp trên thị trường ngoại hối.

- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (managed íloating rate): là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường nhưng ngân hàng trung ương có can thiệp theo mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 93 - 97)