- SDRs cũng được sử dụng trong một số thỏa thuận, công ước quốc tế như Cõng ước Warsaw về trách nhiệm vật chất của các hãng hàng không đối với hành khách, hành
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TÊ
2.2. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐIỂN hình 1 Thị trường tiền tệ châu Âu (Eurocurrcncy Markct)
2.2.1. Thị trường tiền tệ châu Âu (Eurocurrcncy Markct)
• Lịch sử ra đời cua Euromarket
Thị trường tiền tệ châu Âu ra đời từ những năm 1950, khi Liên Xô (cũ) và các nước Xã hội chủ nghĩa khác bán vàng và hàng hóa dể huy động nguồn ngoại tệ mạnh (chủ yếu là USD), nhưng vì lý do chính trị, các nước này không gửi tiền vào các ngân hầng của nước Mỹ (đề phòng sẽ bị Mỹ phong tỏa), mà gửi tiền đã huy động được vào ngân hàng ở Pháp, với địa chi là "Euro-Bank”. Ke từ dó, các khoản tiền gửi bang USD ở bên ngoài nước Mỹ đều dược gọi bằng thuật ngữ “Eurodollar” và các ngân hàng nhận loại t-iền gửi này được gọi là “Eurobank”.
Euromarket được xếp vào loại thị trường tài chính khống lồ, hoạt động tự do. Đây là một hệ thống ngân hàng nước ngoài hoạt động song song với hệ thống ngân hàng trong nước của quốc gia phát hành đồng tiền dó. Cả hai hệ thống ngân hàng này đều nhận tiền gửi và cho vay bàng nguồn vốn tiền gửi này. Sở dĩ hệ thống Euromarket phát triến rất mạnh những năm trước dây cũng như hiện nay là do nước Mỹ ban hành qui chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động huy động và cho vay bàng USD đối với người không cư trú (Qui chế M), đồng thời qui định mức dự trữ bắt buộc đối với nguồn tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng cịn phải trả các khoản
phí báo hiểm tiền gửi cho Cơ quan Bảo hiếm 1'iền gửi Liên bang (LDIC). Trong khi đó, Eurodollar lại khơng chịu sự kiếm sốt bởi Qui che M và cũng khơng phải đóng các khốn báo hiểm tiền gửi, nên chi phí hoạt động của nó là rất thấp. Tuy nhicn, Eurobanks lại phải dáp ứng hệ thống tiêu chuẩn vốn chú sở hữu của Ngân hàng thanh toán quốc tế - Bank for International Settlement (B1S). Cũng có nghĩa là hoạt động của Euromarket có tính cạnh tranh rất cao.
• Chức năng của Euromarket
(i) Huy động nguồn vốn quốc té cho các tập đoàn san xuất cùa các nước. Như trên đã dề cập, do hoạt dộng của Eurodollar tiết giảm dược chi
phí, nên lãi suất huy động và cho vay tại thị trường này là rất thấp (thấp hơn hắn lãi suất huy động và cho vay ờ chính nước Mỹ); hơn nữa, hoạt động trên euromarket chủ yếu là hoạt dộng bán buôn và ln đề cao uy tín, nên chi phí lại càng được tiết giảm (tính kinh te theo qui mơ).
(ii) Noi tích trữ khả năng thanh tốn thặng dư. Các doanh nghiệp,
eurobank, các ngân hàng trung ương thường ký thác nguồn vốn nhàn rỗi cùa mình tại thị trường này và được hưởng mức lợi tức cao. Hơn nữa, do thị trường này không chịu sự chi phối bới bất cứ qui chế pháp lý nào, nên các nhà đầu tư ưa thích nam giữ các chứng khốn vơ danh sẽ tích cực đầu tư trên thị trường này de che dấu tên tuổi. Mặt khác, việc đầu tư trên thị trường này sẽ khơng phải chịu đóng bất cứ khoản thuế nào cũng khiến chúng được giới đầu tư ưa thích.
(iii) Kích thích thương mại quốc tế phát triển. Các ngân hàng đều ưa
thích cho vay thanh tốn bằng eurocurency; hơn nữa, nếu như các doanh nghiệp vay trực tiếp trên euromarket và thanh toán ngay sẽ được hưởng mức giá có mức chiết khấu rất hấp dẫn. Như vậy, euromarket dã giúp tiết giám chi phí trong thương mại quốc tế. qua đó, thúc đấy thương mại quốc tế phát triển.
• Cơ che hoạt dộng cùa Euromarket
Đa số các giao dịch trên Euromarket là các giao dịch liên ngân hàng, với trị giá lên tới 1 triệu $/giao dịch.
Lãi suất trên Euromarket là lãi suất bán buôn liên ngân hàng (Interbank OlTered Rate), với biên độ chênh lệch (spread) thường rất nhỏ (khoảng 1/8 cúa 1%) đối với hầu hết các loại tiền tệ quan trọng.
Theo truyền thống thì London vẫn là trung tâm tài chính chủ chốt với lãi suất LIBOR, đây cũng là lãi suất tham khảo quan trọng đối với các loại tiền gửi euro trên thị trường.
Trên thị trường tiền tệ bán bn, các Eurobank nhận tiền gửi Euro có kỳ hạn và phát hành các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCD - Negotiable Certiíicates of Deposite) nhằm huy động vốn để cho vay. Mệnh giá của NCD tối thiểu là 500.000 $, nhưng phổ biến ở mức 1 triệu $ hoặc lớn hơn. Lãi suất tiền gửi Euro được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ một ngày đến vài năm. Nhưng các kỳ hạn chuẩn mực thường là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
Khoảng 95% tổng mức tiền gửi bán buôn của các Eurobanks là nguồn tiền gửi kỳ hạn cố định, phần còn lại là từ các NCD. Việc rút vốn trước hạn từ các khoản tiền gửi có kỳ hạn cố định sẽ phải chịu lãi phạt. Ngược lại, với NCDs, do chúng có khả năng lưu thông nên người sở hữu chúng dễ dàng bán lại trên thị trường thứ cấp nếu có nhu cầu vốn đột xuất. Điều này lý giải tại sao Eurobanks lại rất ưa thích phát hành NCDs để huy động vốn.
Tính theo Eurodollar, NCDs chiếm khoảng 20% nguồn vốn của Eurobanks, phần còn lại là từ tiền gửi có kỳ hạn thơng thường. Từ năm 1981, một số ngân hàng tại London (Barclays Bank International, Chemical Bank, Hongkong and Shanghai Bank...) đã phát hành loại Euro NCD định giá theo SDRs (Special Drawing Rights - đồng tiền ghi sổ của IMF) như các loại tiền gửi thông thường khác để huy động vốn.
• Eurobanks có tạo tiền khơng?
Hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu hoạt động của Eurobanks có tạo tiền hay khơng?
- Một số nhà nghiên cứu cho ràng, Eurobanks không “tạo tiền”. Cơ sở của lập luận này là ờ chỗ: thực chất hoạt động của Eurobanks thực hiện chức năng “trung gian hóa” (chuyển tiền gửi euro sang cho vay thương mại). Do vậy, nếu như tài khoản của tất cả các bên hoạt động hoàn toàn lưu hoạt (nghĩa là các ngân hàng nắm giữ chứng khoán cũng dễ dàng lưu thông trên thị trường thứ cấp giống như tiền gửi euro tại ngân hàng của họ, thì Eurobank không hề tạo ra bất cứ một mức thanh khoản bổ sung nào, tức là không tạo tiền.
- Một số ý kiến khác lại cho rằng, hoạt động của Eurobanks có tạo tiền. Cách xác định số nhân tiền gửi euro theo đủng nguyên lý về cách xác định
số nhân tiền gừi của Keynes, nghĩa là nó cũng chịu sự tác động bởi: (i) Dự trữ bắt buộc của NHTW; (ii) Dự trữ vượt mức so với tiền gửi có thể phát séc; (iii) Hệ số rơi rụng tiền (tốc độ rò rỉ của đồng tiền quay trở về nước phát hành).
• Tín dụng Euro và các cơng cụ nợ khác
Tín dụng Euro (eurocredit) là các khoản cho vay bằng tiền tệ euro (ngắn hạn, trung hạn) mà Eurobanks cấp cho các doanh nghiệp, chính phủ, các ngân hàng nhỏ hoặc các tổ chức quốc tế. Các khoản cho vay này không phải bằng đồng bản tệ của quốc gia mà Eurobanks hoạt động.
Do các khoản cho vay thường rất lớn, lại rất rủi ro (rủi ro cho vay thường lớn hơn các khoản tín dụng liên ngân hàng), nên Eurobanks thường liên kết với nhau hợp thành một tổ hợp tín dụng ngân hàng để cho vay hợp vốn và chia sẻ rủi ro. Chính vì rủi ro tín dụng cao, nên:
(i) Mức lãi suất tín dụng Euro cũng phải cao hơn so với tín dụng liên ngân hàng. Trên thị trường London, lãi suất cho vay cơ bản bằng Euro được áp dụng là: LIBOR + x% (trong đó, X là biên độ lãi suất cộng thêm phụ thuộc vào uy tín của khách hàng vay);
(ii) Tín dụng euro cịn áp dụng cách định giá tuần hoàn (rollover) để Eurobanks khơng phải ngưng thanh tốn các khoản tiền gửi Euro kỳ hạn trong khi chờ thu lãi cho vay.
Như vậy, một khoản tín dụng euro có thể được xem như một loạt các khoản cho vay ngắn hạn, theo đó, vào cuối mỗi kỳ hạn (thường là 3 hoặc 6 tháng) thì khoản cho vay lại tuần hoàn và lãi suất cho vay cơ bản lại được tái xác định theo LIBOR hiện hành cho kỳ hạn vay kế tiếp.
• Hợp đồng hổi đối kỳ hạn
Rủi ro chủ yếu của Eurobank trong nhận tiền gửi Euro và cấp tín dụng euro là rủi ro lãi suất, phát sinh từ sự bất tương xứng về kỳ hạn giữa tiền gửi và cho vay. Chỉ khi nào thời hạn tiền gửi và cho vay trùng khớp nhau, thì lúc đó đặc trưng của tuần hồn tín dụng Euro mới cho phép ngân hàng hường mức chênh lệch mong muốn giữa lãi suất tiền gửi và cho vay.
Xuất phát từ đó, các Eurobanks ln rất chú trọng phịng vệ rủi ro tín dụng, thơng qua: (i) Nhận tiền gửi bằng nhiều loại tiền khác nhau; (ii) Có tài sàn định giá theo những loại tiền này. Khi Eurobanks thực hiện việc cân đối tài sản Có và tài sản Nợ theo số tiền và kỳ hạn với mỗi loại tiền định giá, họ đã phòng vệ rủi ro do tỷ giá gây ra. Tuy nhiên, khó có thể cân đối hồn hảo
giữa tài sản Có với tài sản Nợ, do vậy nguy cơ rủi ro tỷ giá vẫn xuất hiện. Đến năm 1981, Eurobanks đã sử dụng thị trường giao dịch Eurodollar tương lai (thông qua các hợp đồng hối đoái kỳ hạn) trên thị trường liền tệ quốc tế (Sở giao dịch hàng hóa Chicago, Sờ giao dịch Futures ở Newyork, Sở giao dịch tương lai tài chính quốc tế London, Sở giao dịch tiền tệ Singapore) để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Hợp đồng hối đoái kỳ hạn (FRA - Forward Rate Agreement) là một
hợp đồng liên ngân hàng, cho phép Eurobanks phòng ngừa rủi ro lãi suất tiền gửi và cho vay không tương xứng về kỳ hạn.
Một FRA hao gồm 2 chú thê, bén mua và hên bán:
Bên mua trả cho bên bán một mức phí lãi cộng thêm trên mức danh nghĩa nếu lãi suất giảm xuống dưới mức thỏa thuận;
Bên bán đồng ý trả cho bên mua mức phí lãi cộng thêm nếu lãi suất gia tăng trên mức thỏa thuận.
FRAs được cấu trúc nham xử lý vấn đề bất tương xứng về kỳ hạn giữa các khoản tiền gửi và cho vay tiền tệ Euro có kỳ hạn chuẩn mực. Chẳng hạn, một họp dồng cho vay kỳ hạn 3 tháng trên cơ sở mức tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng có thê sử dụng (bán) một FRA "3 chọi 6'\
FRAs cũng có thể được sử dụng vào mục đích đầu cơ: Nếu nhà đầu cơ dự tính lãi suất tương lai sẽ giảm xuống, nhà đầu cơ này sẽ bán FRAs. Ngược lại, nếu nhà đầu cơ dự tính lãi suất trong tương lai sẽ tăng lên thì sẽ mua vào FRAs.
• Kỳ phiếu Euro (Euronote)
Là những trái phiếu ngan hạn được một nhóm các ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư quốc tế bào lãnh, dược gọi là một "Eacility”. Một khách hàng vay có thể kết lập hợp đồng “Eacility” với thời hạn nói chung từ 3 năm lới 10 năm để phát hành kỳ phiếu Euro theo tên mình. Các kỳ phiếu Euro được bán ra với mức chiết khấu dưới mệnh giá và sẽ thanh toán đầy đủ mệnh giá khi đáo hạn.
Thông thường, kỳ hạn kỳ phiếu Euro từ 3 tháng đến 6 tháng. Kỳ phiếu Euro thường hấp dẫn khách hàng vì chi phí lãi thấp (LIBOR + 1/8% so với các khoản tín dụng Eurobanks). Đối với các Eurobanks, việc phát hành kỳ phiếu Euro khá hấp dẫn do dược hưởng khoản phí từ nghiệp vụ bảo lãnh hoặc ứng vốn dầu tư và hưởng lãi.
• Tín phiếu euro trung, dài hạn (MTN - Euro - Midium - Term Note)
Euro MTN thường là những trái phiếu có lãi suất cố định, được một doanh nghiệp phát hành, với các mức kỳ hạn xác định, từ 1 năm cho tới 10 năm, trả lãi định kỳ.
Không giống như cách phát hành các trái phiếu thường (bán toàn bộ trái phiếu ra thị trường 1 lần duy nhất), việc phát hành Euro MTN được phép bán từng phần nhỏ liên tục thông qua một dịch vụ phát hành, giúp người đi vay có thể nhận vốn chỉ khi nào thấy cần thiết. Chính điều này khiến Euro MTN rất hấp dẫn các doanh nghiệp khi muốn vay vốn và nó trở thành phương thức huy động vốn trung hạn phổ biến kể từ năm 1986, khi lần đầu xuất hiện.
Các trái phiếu với kỳ hạn trên 5 năm hiện đang được giao dịch trên các thị trường Euro và chúng đóng vai trị quan trọng trong tài chính quốc tế.
Các trái phiếu nợ dài hạn được giao dịch trên các thị trường tài chính quốc tế được gọi là các trái phiếu Euro. Thông thường, các trái phiếu Euro được một tổ hợp ngân hàng và công ty bào lãnh chứng khốn nào đó đứng ra bảo lãnh, thường được phát hành dưới hình thức vơ danh và trả lãi một lần mỗi năm.
Hầu hết các nước đều quản lý chặt chẽ các chứng khoán định giá theo ngoại tệ, thông qua việc đưa ra các qui định về phát hành và chi phí đăng kí mua trái phiếu Euro thấp hơn nhiều so với các trái phiếu cùng loại khác phát hành trong nước. Chính vì thế, việc phát hành Eurobond được xem là cách huy động vốn dài hạn tiết kiệm và hiệu quả.
• Tín phiếu thương mại Euro (Euro Commercial Paper - Euro CP)
Euro CP là một dạng giấy nhận nợ ngắn hạn không đảm bảo, do một doanh nghiệp hoặc một ngân hàng phát hành và bán trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua một tổ chức môi giới. Euro CP được bán ở mức chiết khấu dưới mệnh giá, với kỳ hạn thông thường từ 1 tháng đến 6 tháng.
Phần lớn Euro CP định giá bàng USD, nhưng có một số khác biệt giữa thị trường tín phiếu Mỹ và Euro CP: (i) Kỳ hạn Euro CP thường gấp đơi loại tín phiếu Mỹ (do vậy, thị trường thứ cấp của nó hấp dẫn hơn so với tín phiếu Mỹ); (ii) Euro CPs thường có chất lượng (uy tín) thấp hơn tín phiếu Mỹ, nên mức sinh lời của chúng thường cao hơn.