- Chênh lệch giữ aE và tì giá giao ngay (S)
THANH TOÁN QUỐC TÊ
4.1.4.1. Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh té thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thanh tốn quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh'tế trong nước với kinh tế thế giới bên ngồi, có tác dụng bơi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng khẳng định vai trị, vị trí quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước.
Thanh tốn quốc tế là khâu quan trọng trong q trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu khơng có hoạt động thanh tốn quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại được. Nếu hoạt động thanh tốn quốc tế được nhanh chóng, an tồn, chính xác thì sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thơng hàng hóa - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện về chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Mặt khác, xét trên phương diện quản lý của Nhà nước, thanh tốn quốc tế giúp Nhà nước có thể tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước, trên cơ sở đó sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của Nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra.
Tóm lại, hoạt động TTQT có vai trị quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia, thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
Thứ nhất: bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền
Thứ hai: bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và
gián tiếp.
Thứ ba: thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ, hợp tác quốc tế. Thứ tư: tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. Thứ năm: thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.