Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đạ

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 32 - 34)

Định hướng của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 được thủ tướng chính phủ nhấn mạnh là tái cấu trúc nền kinh tế. Một trong những nội dung đầu tiên là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Sự tích cực của cơ cấu kinh tế trong những năm qua được thể hiện rõ nhất ở chỗ chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Thời kỳ từ năm 1990 trở về trước, tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản) cao nhất trong ba khu vực, khu vực II (cơng nghiệp) và khu vực III (dịch vụ) cịn chiếm tỷ trọng nhỏ. Từ năm 1991, khi Việt nam thoát dần khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, đi vào ổn định

; đồng thời nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập nên tăng trưởng khu vực II và khu vực III đạt tốc độ nhanh hơn, tỷ trọng hai khu vực này cao lên. Tuy đã đạt được sự chuyển dịch tích cực, nhưng về mặt cơ cấu kinh tế cịn một số vấn đề đặt ra. Nơng nghiệp cịn phân tán, manh mún, đổi mới chậm, năng suất lao động thấp, việc tiếp cận với thị trường của người nơng dân cịn ít…Cơng nghiệp khai thác mỏ vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn, cơng nghiệp điện, nước chiếm tỷ trọng nhỏ; cơng nghiệp chế biến có tỷ trọng khá nhưng tỷ lệ gia cơng cịn lớn; cơng nghiệp phụ trợ phát triển chậm. Những ngành dịch vụ động lực như tài chính- tín dụng, khoa học- cơng nghệ cịn nhỏ bé chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển.

Như vậy, việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại góp phần tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Bắt đầu bằng việc xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố với cơng nghệ cao nhằm tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Gắn kết chặt chẽ giữa áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất; giữa sản xuất với chế biến và phân phối, đảm bảo hài hồ lợi ích. Đối với cơng nghiệp và dịch vụ, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH tất yếu phải tăng nhanh tỷ trọng hai khu vực này. Trong đó quan tâm đến cơng nghiệp cơng nghệ cao, trọng tâm là phát triển công nghiệp phụ trợ. Phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh cao để tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu GDP đến năm 2015 là khu vực II và III đạt 80- 83%, khu vực I đạt 17- 20%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho cơ cấu nguồn lao động cũng chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành nơng nghiệp. Cùng với q trình đó, cấu trúc của nguồn nhân lực cũng biến đổi theo hướng tỷ trọng lao động thành thạo, có chất lượng ngày càng tăng lên, tỷ trọng lao động có tay nghề thấp ngày càng giảm; tỷ trọng lao động chất lượng cao ngày càng chiếm nhiều hơn trong chi phí về lao động. Đây là sự chuyển dịch tất yếu trong q trình phát triển, địi

hỏi phải chuẩn bị nguồn nhân lực để thích ứng với xu thế phát triển ấy. Trong điều kiện hiện nay, lực lượng lao động trong nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân còn chiếm tỷ lệ thấp. Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo lập được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế đang đặt ra rất lớn. Các KCN cũng khơng nằm ngồi những định hướng phát triển chung ấy, mà trái lại, các KCN là nơi tham gia trực tiếp và đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao ở các KCN đã chịu sự tác động trực tiếp của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w