lượng nguồn nhân lực ở các khu cơng nghiệp
Các chính sách vĩ mơ của Nhà nước tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng NNL, gồm: Chính sách giáo dục và đào tạo; chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động; các chính sách về tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp, bảo hộ lao động…Bằng hệ thống các chính sách kinh tế, xã hội, nhà nước đã thiết lập được môi trường pháp lý cho sự hoạt động và phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu của các chính sách vĩ mơ của nhà nước Việt nam là hướng vào sự phát triển toàn diện của con người, với quan điểm lấy con người và đặt con người vào trung tâm của sự phát triển. Hay nói cách khác, các chính sách vĩ mơ của nhà nước là công cụ điều tiết nền kinh tê- xã hội để nhằm mục tiêu cuối cùng là đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, có việc làm đầy đủ, giảm thất nghiệp và lạm phát nền kinh tế. Các chính sách vĩ mô càng hợp lý càng chứng tỏ sự điều tiết hợp lý của nhà nước vào nền kinh tế, quyết định không nhỏ đến sự biến đổi chất lượng nguồn nhân lực.
Những chính sách vĩ mơ có tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực như:
Thứ nhất, các chính sách phát triển trí lực và kỹ năng của NNL:
- Chính sách phát triển giáo dục cơ bản: Tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực và là một nhân tố cơ bản của phát triển NNL. Vì vậy, việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trước hết người ta dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thơng (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục- số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học…).
- Chính sách phát triển đào tạo NNL(phát triển kỹ năng), bao gồm: Chính sách về quy mơ đào tạo, chính sách về cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL (bao gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề, và trong sản
xuất…). Đây là hệ thống chính sách mang tính chất chiến lược dài hạn có tác động lớn đến chất lượng, trình độ NNL của một đất nước, của một địa phương.
Hai là, chính sách thu hút và sử dụng NNL:
Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất đến q trình quản lý nguồn nhân lực, bao gồm chính sách về việc làm (chính sách đa dạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm, chính sách về cơ cấu việc làm); chính sách về thị trường lao động; chính sách khuyến khích tài năng…
Ba là, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp:
Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu…là môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực xã hội ngày một phát triển. Vì các chính sách này đã tạo ra mơi trường pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
Bên cạnh đó cịn có các chính sách vĩ mơ khác như: Chính sách phát triển dân số, chính sách bảo vệ và tăng cường thể lực…cũng có tác động lớn đến chất lượng nguồn nhân lực.
Như vậy, khi chính sách vĩ mô của Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thì sẽ thúc đẩy phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngược lại nếu không phù hợp sẽ kìm hãm hoặc làm lãng phí nguồn nhân lực và rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng NNL.