Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 72 - 90)

- Về phân bổ nhân lực trong các KCN

2.2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp

các khu công nghiệp

- Về số lượng NNL chất lượng cao ở các KCN

Nguồn nhân lực chất lượng cao trong KCN bao gồm: Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có khả năng ứng dụng KH -KT mới, công nghệ hiện đại vào sản xuất; là các nhà quản lý và kinh doanh giỏi; là đội ngũ chuyên gia và nhân viên thuộc các bộ phận chun mơn ở văn phịng các cơng ty,doanh nghiệp.

Từ năm 2006 đến nay, các KCN của tỉnh Vĩnh phúc ngày càng phát triển mạnh, lao động làm việc ở các KCN không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng ngày càng tăng lên cả vể chất lượng và số lượng, trở thành lực lượng nịng cốt, đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp trong các KCN.

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN

từ năm 2006 đến năm 2010 Đơn vị tính: Người STT Năm Tổng số Lao động phổ thơng Trung cấp, nghề Đại học, cao đẳng SL % SL % SL % 1 2006 12.612 7.605 60,30 3.809 30,20 1.198 9,50 2 2007 20.081 11.607 57,80 6.426 32,00 2.048 10,20 3 2008 23.874 13.369 56,00 7.998 33,50 2.507 10,50 4 2009 28.003 15.318 54,70 10.025 35,80 2.660 9,50

5 2010 33.343 17.338 52,00 12.003 36,00 4.002 12,00

Nguồn: BQL các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua số liệu bảng trên cho thấy: Số lượng lao động nói chung trong các KCN tăng lên rất nhanh, từ 12.612 lao động năm 2006 lên 33.343 lao động năm 2010, chất lượng lao động cũng được nâng lên. Lao động phổ thông tăng lên về số lượng từ 7.605 lao động năm 2006 lên 17.338 lao động năm 2010, nhưng giảm về tỷ lệ chiếm trong tổng số từ 60,30% năm 2006 xuống còn 52,00% trên tổng số lao động trong KCN năm 2010. Lao động được đào tạo nói chung đều tăng lên, trong đó lao động có trình độ trung cấp nghề về số lượng tăng từ 3.809 lao động, chiếm 30,20% năm 2006 lên 12.003 lao động, chiếm 36% trên tổng lao động trong KCN năm 2010, đối tượng lao động này tăng lên khá đều cả về số lượng và tỷ lệ lao động trên tổng số. Riêng lực lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng là lực lượng lao động có chất lượng cao hơn, tuy có tăng cả về số lượng và tỷ lệ trên tổng số nhưng tốc độ tăng còn chậm và chưa đều. Năm 2006, đối tượng lao động này mới chỉ có 1.198 lao động, chiếm 9,50% trên tổng lao động trong KCN, năm 2010 tăng lên 4.002 lao động chiếm 12,00% trên tổng lao động trong KCN. Tuy nhiên, năm 2009 đối tượng lao động này lại giảm từ 10,5% năm 2008 xuống cịn 9,50% năm 2009. Lý do của tình trạng trên là lực lượng lao động nói chung tuyển mới vào làm việc tại các KCN tăng đột biến so với các năm trước, từ 23.874 lao động năm 2008 lên 28.003 lao động năm 2009. Tuy tỷ lệ lao động phổ thông tuyển dụng năm 2009 giảm, nhưng lại tăng lên chủ yếu ở đối tượng lao động có trình độ trung cấp nghề. Qua đó có thể thấy nhu cầu lao động có tay nghề trong các KCN ngày càng tăng lên, riêng lực lượng lao động có chất lượng cao hơn đáng lẽ cũng phải có tốc độ tăng tương ứng thì trên thực tế đối tượng lao động này lại giảm về tỷ lệ. Về số lượng lao động chất lượng cao năm 2009 có tăng hơn so với năm trước nhưng khơng đáng kể. Điều đó chứng tỏ nguồn cung khơng đáp ứng nhu cầu, việc tuyển dụng lao động chất lượng cao vào làm việc trong các KCN gặp khó khăn. Năm 2010 lao động chất lượng cao lại tăng mạnh và đều cả về số lượng và tỷ lệ, từ 2.660 lao động chiếm 9,50% năm 2009 lên 4.002 lao động

chiếm 12,00% năm 2010, điều đó cho thấy nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng nhanh trong các doanh nghiệp ở các KCN.

Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dần mục tiêu thu hút các dự án đầu tư vào các KCN theo hướng giảm dần tỷ trọng các dự án có suất đầu tư thấp (tổng vốn/1ha), sử dụng nhiều lao động phổ thơng, cơng nghệ thấp và có khả năng tác động xấu cao hơn về đến môi trường. Ưu tiên thu hút các dự án có cơng nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra giá trị sản xuất cơng nghiệp lớn, tác động nhanh đến q trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhất là các dự án về điện tử, viễn thông và các nhà đầu tư về sản xuất lắp ráp ôtô xe máy nhằm đưa Vĩnh phúc trở thành trung tâm sản xuất, lắp ráp ôtô xe máy lớn nhất nước và khu vực đơng nam Á. Mục tiêu đó đang từng bước biến thành hiện thực qua kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua. Nhiều nhà máy có cơng nghệ, kỹ thuật cao đang đầu tư xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất sản phẩm, điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải đáp ứng nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp này.

- Về cơ cấu NNL chất lượng cao theo các KCN

Nguồn nhân lực chất lượng cao ở các KCN của tỉnh trong những năm qua được thể hiện tương đối rõ nét thông qua cơ cấu theo các KCN.

Theo số liệu tổng hợp đến tháng 12 năm 2010, nhân lực chất lượng cao đang làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp chất lượng nhân lực theo các KCN

đến hết năm 2010

Đơn vị tính: Người

Tên KCN Tổng số LĐ Phổ thơng LĐ trung cấp,nghề LĐ Đại học,cao đẳng

SL % SL % SL % 1 KCN Khai Quang 20.347 11.680 57,40 6.425 31,58 2.242 11,02 FDI 19.365 11.100 57,32 6.121 31,61 2.144 11,07 DDI 982 580 59,06 304 30,95 98 9,98 2 KCN Bình Xuyên 5.741 3.083 53,70 1.996 34,77 662 11,46 FDI 3.850 2.032 52,78 1.350 35,06 468 12,15 DDI 1.891 1.051 55,58 646 34,16 194 10,26 3 KCN Kim Hoa 7.255 2.575 35,49 3.582 49,37 1.098 15,14 FDI 7.255 2.575 35,49 3.582 49,37 1.098 15,14 Tổng cộng 33.343 17.338 52,00 12.003 36,00 4.002 12,00

FDI 30.470 15.707 51,55 11.053 36,27 3.710 12,17 DDI 2.873 1.631 56,77 950 33,06 292 10,16 DDI 2.873 1.631 56,77 950 33,06 292 10,16

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh.

Qua số liệu trên cho thấy: Tổng số lao động trong các KCN là 33.343 lao động, có 52% là lao động phổ thơng, 48% lao động được đào tạo nghề, trong đó chỉ có 12% được đào tạo ở trình độ đại học và cao đẳng. Điều đó chỉ ra chất lượng chung của NNL trong các KCN của tỉnh đến thời điểm này chưa cao, cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động khơng địi hỏi cao về trình độ người lao động như: Dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, các sản phẩm nhựa...Tuy nhiên, chất lượng lao động ở từng KCN, từng loại hình doanh nghiệp có khác nhau:

- Đối với KCN Kim Hoa, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp đầu tư, lấp đầy cả KCN đó là Cơng ty HONDA Việt Nam với số lượng lao động là 7.134 người. Đây là doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, tổng mức đầu tư lên tới trên 374 triệu USD, hàng năm tạo ra giá trị SXCN rất lớn, cung cấp cho thị trường những sản phẩm, hàng hóa là ơtơ xe máy có thương hiệu uy tín trên tồn cầu. Cơng ty là một trong những doanh nghiệp có nguồn thu nộp ngân sách lớn nhất, góp phần rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Doanh nghiệp hoạt động với quy mơ lớn, mang tính chun nghiệp cao trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động. Chất lượng nhân lực cũng cao hơn các KCN khác, lao động phổ thông chỉ chiếm 35,49%, lao động được đào tạo chiếm 64,51%, trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 15,14% cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của các KCN (12%).

Hai KCN Bình xuyên và Khai quang chất lượng lao động tương đối đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 11,46% ở KCN Bình Xuyên và 11,02% ở KCN Khai Quang ,đều thấp hơn mức bình quân chung của các KCN. Nguyên nhân là tại hai KCN này tập trung nhiều nhà máy may xuất khẩu như: Công ty quốc tế Han Nam (Hàn Quốc): 1.066 lao động; Công ty TNHH VINA KOREA: 3.592 lao động; Công ty TNHH

Shinwon Việt nam: 3.233 lao động... Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: các cơng ty thành viên của tập đồn Prime Grup,gồm: Nhà máy SX gạch Ceramic: 337 lao động, cơng ty CP Prime ngói việt 435 lao động...Một số doanh nghiệp SX sản phẩm cơ khí, SX thép như: Cơng ty CP ống thép Việt Đức 370 lao động; Công ty TNHH công nghệ COSMOS 451 lao động; Cơng ty cơng nghiệp chính xác VN I: 2.669 lao động...Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp SX các sản phẩm địi hỏi trình độ người lao động cao hơn trong hai KCN này như: Nhà máy SX các linh kiện điện tử CNC: Cảm biến hình ảnh, điot phát quang, màn hình tinh thể lỏng,đèn nền của cơng ty TNHH Micro Shine Vina (Hàn Quốc): 1.164 lao động; nhà máy SX chất bán dẫn, các linh kiện điện tử và các thiết bị công nghệ thông tin của công ty TNHH JAHWA ELECTRONICS VN: 753 lao động; nhà máy SX, lắp ráp xe máy tay ga, xe moto của công ty TNHH Piaggio VN: 399 lao động...Các doanh nghiệp này đã góp phần làm tăng chất lượng lao động tại hai KCN trên.

- Chất lượng lao động tại các KCN trên lại có sự khác biệt rõ rệt giữa các doanh nghiệp FDI và DDI. Đối với các doanh nghiệp FDI thì tỷ lệ lao động phổ thơng chiếm tỷ lệ ít hơn (51,55%) so với các doanh nghiệp DDI (56,77%). Đối với lực lượng lao động qua đào tạo ở trình độ trung cấp, nghề thì các doanh nghiệp FDI cũng có tỷ lệ cao hơn, chiếm 36,27%, còn các DN DDI tỷ lệ này chỉ chiếm 33,06%. Lao động thuộc đối tượng có chất lượng cao thì các DN FDI cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp DDI(12,17% so với 10,16%). Về số lượng lao động nói chung đang làm việc trong các KCN, các DN FDI cũng nhiều hơn và cao hơn 10 lần so với lượng lao động của các DN DDI. Điều đó cho thấy các KCN thu hút chủ yếu các DN FDI vào hoạt động. Quy mơ đầu tư cũng như tính đa dạng ngành nghề, cơng nghệ sản xuất của các DN FDI đầu tư ở các KCN của tỉnh trong thời gian qua là cao hơn các DN DDI, từ đó địi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của các DN.

Trong các KCN của tỉnh hiện nay các doanh nghiệp đầu tư vào đa ngành, đa lĩnh vực, có những ngành nhiều nhà đầu tư như cơ khí, dệt may, ơtơ xe máy, lại có những ngành chỉ có một hoặc vài dự án đầu tư như: chế biến nông sản thực phẩm, SX mỹ phẩm, gia công chế tác vàng bạc đá quý...Nhưng có thể tổng hợp theo nhóm ngành cơ bản là: Dệt may; cơ khí chế tạo và lắp ráp; Điện tử công nghệ cao; Vật liệu xây dựng; và các ngành khác.

Theo số liệu đến tháng 12 năm 2010, chất lượng lao động đang làm việc tại các DN trong KCN, phân loại theo ngành nghề được tổng hợp như sau:

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp chất lượng lao động theo ngành nghề sản xuất

trong các KCN đến hết năm 2010 Đơn vị tính: Người STT Ngành nghềSX Tổng số LĐ Phổ thông LĐ trung cấp,nghề LĐ Đại học, cao đẳng SL % SL % SL % 1 Cơ khí lắp ráp,chế tạo 15.082 7.400 49,07 5.712 37,87 1.970 13,06 2 Dệt may 10.748 6.069 56,47 3.592 33,42 1.087 10,11 3 Điện tử, CNC 2.608 1.016 38,97 1.162 44,55 430 16,48 4 Vật liệu XD 4.331 2.521 58,20 1.351 31,20 459 10,60 5 Ngành khác 574 332 57,85 186 32,40 56 9,75 Tổng cộng 33.343 17.338 52,00 12.003 36,00 4.002 12,00

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh.

Như vậy, có thể thấy chất lượng lao động ở các ngành nghề có khác nhau rõ rệt. Một số ngành có tỷ lệ lao động qua đào tạo và có tay nghề cao hơn như ngành cơ khí là 50,93% trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 13,06% ; ngành điện tử cơng nghệ cao là 61,03% trong đó lao động có trình độ cao đẳng và đại học là 16,48%, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung trong các KCN của tỉnh. Các ngành có tỷ lệ lao động có trình độ thấp hơn như dệt may là 43,53%, Vật liệu xây dựng là 41,80% và một số ngành khác là 42,15%, riêng lao động có trình độ cao đẳng và đại học chỉ chiếm từ 9,75% đến 10,60% thấp hơn so với mức bình quân chung trong các KCN.

Trong những năm qua, các dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực: Dệt may, Vật liệu xây dựng, Cơ khí lắp ráp và chế tạo, do vậy chất lượng nhân lực trong các KCN chưa cao, tỷ lệ lao động chất lượng cao còn thấp. Những năm gần đây, một số dự án thuộc ngành, lĩnh vực có hàm lượng cơng nghệ cao hơn, hiện đại hơn được tỉnh quan tâm thu hút đầu tư vào KCN đã đạt được kết quả bước đầu, một số dự án đã đi vào hoạt động. Chính vì vậy mà cơ cấu lao động trong các KCN đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, theo hướng tăng tỷ trọng lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, giảm dần tỷ trọng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ, qua đó tạo ra sự chuyển biến về chất trong các KCN.

Hiện nay, tại các KCN còn nhiều dự án đã được cấp phép đầu tư đang triển khai quá trình đầu tư xây dựng nhà máy (36/113 dự án), trong đó có nhiều dự án có hàm lượng cơng nghệ cao như các dự án vệ tinh cho nhà máy sản xuất máy tính sách tay của tập đoàn COMPAL đầu tư trong KCN Bá Thiện. Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ cần lực lượng lao động rất lớn, nhất là lực lượng lao động có chất lượng cao. Xu hướng trong những năm tới tỉnh Vĩnh Phúc tập trung ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án có cơng nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường, phát triển các KCN theo hướng bền vững, do vậy nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có nhu cầu cao.

- Về Đào tạo, đào tạo lại và sử dụng NL chất lượng cao ở các KCN. Về đào tạo và đào tạo lại lao động cho KCN trên địa bàn tỉnh:

Trong những năm qua, các doanh nghiệp ở các KCN của tỉnh chưa thực hiện việc tổ chức đào tạo lao động cho doanh nghiệp mình. Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện việc tuyển dụng lao động đã được đào tạo ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh vào làm việc. Tuy vậy, chất lượng lao động đã qua đào tạo được tuyển dụng vào làm việc đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

nói chung và các doanh nghiệp trong KCN nói riêng, hầu hết các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại cho lực lượng lao động tuyển mới, kể cả lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Tuỳ theo trình độ của người lao động đã được đào tạo tại các cơ sở đào tạo mà các doanh nghiệp xây dựng chương trình, thời gian đào tạo lại cho lực lượng lao động của mình.

Qua thực tế tìm hiểu, khảo sát tại một số doanh nghiệp trong KCN như sau:

Ở Công ty cổ phần Prime Group: Là một doanh nghiệp lớn chuyên sản

xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm chính là gạch ốp lát các loại, sản lượng hàng năm gần đây chiếm khoảng 35% sản lượng của tồn quốc. Qua tìm hiểu cơng

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w