Quá trình hình thành và phát triển của thị trường sức lao động Trung Quốc gắn liền với quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế thời kỳ những năm 1970 đến 1980.
Thời kỳ trước 1980 giống như Việt Nam, ở Trung Quốc sức lao động không được coi là hàng hoá, người lao động làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể theo tiêu chuẩn biên chế, phân phối theo thu nhập và một phần giá trị. Vì thế lao động dư thừa nhiều, khơng có nguồn thu nhập, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ba kết hợp: Nhà nước sắp xếp công việc, tập thể tổ chức cơng việc và cá nhân tự tìm việc làm. Đây là thời kỳ manh nha của thị trường hàng hoá sức lao động. Bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, chuyển sang kinh tế thị trường, các yếu tố của kinh tế thị trường phát triển nhanh, trong đó có thị trường hàng hố sức lao động. Cùng với sự phát triển ồ ạt của các doanh nghiệp, làm tăng yếu tố đầu vào của thị trường hàng hố sức lao động. Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được tự do ký kết các hợp đồng lao động, từ đó thúc đẩy sự ra đời và hình thành ồ ạt các trung tâm môi giới, dịch vụ việc làm và phát triển các trung tâm đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu thị trường.
Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, do tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với yêu cầu hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hướng về xuất khẩu. Số lao động phổ thơng dơi dư nhiều, trong khi đó lao động có chất lượng cao khan hiếm. Chính phủ đã thực thi nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này. Một mặt, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển ngành nghề mới thu hút lao động. Mặt khác, thành lập các trung tâm đào tạo lại nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu thị trường hàng hoá sức lao động.
Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ Trung Quốc tập trung vào phát triển một thị trường hàng hoá sức lao động thực thụ nhằm phân bổ nguồn lực sức lao động một cách hiệu quả. Đồng thời, hoàn thiện hơn nữa hệ thống thể chế thị trường nói chung, trong đó có thị trường hàng hố sức lao động để thay đổi thói quen cả hai phía người lao động và người sử dụng lao động. Đặc biệt, quan tâm đào tạo để tạo nguồn cung sức lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường. Trung Quốc cho rằng "sự nghiệp hưng suy mấu chốt là con người”;” cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt hiện nay xét cho cùng chính là sự cạnh tranh về nhân tài”; "chọn người và dùng người sai lệch là sai lầm lớn, để nhân tài mai một, chậm trễ sử dụng là sai lầm lớn”. Từ đó phương châm chỉ đạo là: cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá và chun mơn hố cán bộ. Ngày 9-11-1986, khi tiếp Thủ tướng nhật Bản Nikasone Y Sahiro, ơng Đặng Tiểu Bình đã nói: "Ngày nào mà Trung Quốc xuất hiện một loạt nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà quản lý kinh tế, nhà khoa học, nhà văn học và các loại chuyên gia khác ở độ tuổi 30 đến 40 ngày đó mọi việc sẽ đâu vào đấy”.