Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 35 - 38)

Lý luận về giá trị sức lao động của Karl Marx cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển sức sản xuất khi khẳng định rằng giá trị sức lao động thể hiện trong toàn bộ nhân cách sinh động của con người. K.Marx cho rằng sức lao động bao gồm: "Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được

người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [26]. Như vậy, sức lao động không chỉ mang đặc trưng vật chất (yếu tố thể chất) mà cịn mang cả đặc trưng xã hội (trí tuệ và ý thức xã hội). Trong đó hệ thống nhân tố trí tuệ và ý thức xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của sức lao động. K.Marx viết: "Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình thì nó là biểu hiện của một sức lao động địi hỏi những chi phí cao hơn. Người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để tạo ra nó và vì vậy, nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn” [26].

Ngày nay, khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, thì vai trị của nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng.

Trong tác phẩm "Đầu tư vào tương lai” (Investing the future), Jacques Hallak (chuyên gia cấp cao về giáo dục tại viện Kế hoạch hóa quốc tế) đã nêu lên 5 nguồn phát năng cho sự phát triển nguồn lực con người, đó là: giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, tự do chính trị và kinh tế. Theo ơng những nguồn này gắn bó với nhau nhưng giáo dục là nhân tố quan trọng nhất.Thực tế cho thấy quốc gia nào quan tâm đến giáo dục và đào tạo thì quốc gia đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản đơn mà sử dụng tri thức chất xám "chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế.

Nguồn nhân lực chất lượng cao khơng phải tự nhiên mà có được, phải thơng qua q trình giáo dục đào tạo lâu dài và phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Giáo dục là nhân tố cơ bản để hình thành, phát triển ở mỗi con người nhân cách, sức lao động, tạo ra cho con người sự phát triển hài hịa cả thể lực - trí lực - tâm lực. Trong bản tổng kết của ủy ban giáo dục đi vào thế kỷ XXI của UNESCO năm 1995, đã cho rằng "Giáo dục là của cải nội sinh”. Kết quả của giáo dục đối với mỗi người là nội lực của người ấy và hơn nữa, nội lực ấy phải có khả năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội.

Đối với nước ta, để thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2020, thực hiện thành cơng q trình CNH, HĐH rút ngắn đòi hỏi phải cải cách giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ. Phát triển hệ thống giáo dục đào tạo đang là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, báo cáo Chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ X xác định:

“Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [14]. Luật giáo dục năm 2005 có ghi: “Đầu tư vào giáo dục là đầu tư cho phát triển” [30].

Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010 đã khẳng định: "ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Phát triển các KCN là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong những năm qua, các KCN trên cả nước phát triển mạnh, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngồi có quy mơ lớn, cơng nghệ cao, cơng nghệ hiện đại ở nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau vào đầu tư. Sự phát triển các KCN trong thời gian qua đã góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội, tạo ra động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì các KCN cũng đang gặp nhiều khó khăn bất cập, trong đó có những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở các KCN đòi hỏi phải đáp ứng được đa ngành, đa lĩnh vực và phải thoả mãn được các yêu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, cơng nghệ sản xuất thường xuyên được đổi mới, bổ xung và thay thế, do vậy người lao động thường xuyên phải cập nhật và thích nghi với sự thay đổi đó. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, khơng có con đường nào khác là lực lượng lao động tại các KCN phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu, cập nhật được kiến thức khoa học và khả năng làm việc tại các doanh nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định, sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo có

tác động rất lớn đến nguồn lao động chất lượng cao tại các KCN của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w