Kinh nghiệm Đồng Na

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 47 - 48)

Tỉnh Đồng Nai là một địa phương có quy mơ, tốc độ phát triển các KCN,KCX tương đối nhanh, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và phát triển các KCN,KCX có hiệu quả.

Tính đến cuối tháng 12/2010, Đồng Nai đã có 30 khu cơng nghiệp được thành lập với tổng diện tích 9.573,77 ha, trong đó diện tích đất dành cho th là 6.338,58 ha và đã cho thuê dược 3.780,70 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 59,65%, có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.130 dự án, trong đó có 822 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 13.059,51 triệu USD và 310 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 31.667,84 tỷ đồng. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai hiện nay là 377.967 người, trong đó lao động là người nước ngoài là 5.092 người. Lực lượng lao động hiện tại các KCN chủ yếu là lao động ngoại tỉnh (chiếm 60,4%); lao động nữ chiếm tỷ lệ 57,9%. Phần lớn lao động tập trung làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (chiếm 92%)

Sự phát triển nhanh, mạnh của các KCN góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai, các KCN đã tạo ra và chiếm hơn 80% giá trị sản lượng công nghiệp, 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu, trên 40% tổng thu ngân sách của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đến nay đã hình thành cơ cấu kinh tế: cơng nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng lần lượt là 57,9%, 31,5% và 10,6%.

Hiện nay, việc tuyển dụng lao động tại các KCN Đồng Nai được thơng qua nhiều hình thức: tự tuyển (đăng báo,treo băng rơn, phát tờ rơi…) cho đến việc tham gia các sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm tại địa phương và các địa phương khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tổ chức các đợt tuyển dụng tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam Bộ với nhiều chính sách hỗ trợ người lao động.

Các cơ quan ban ngành của địa phương (Sở Lao động Thương binh Xã hội, Ban Quản lý các KCN, UBND các huyện thị..) cũng đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ công tác tuyển dụng lao động của DN: thông báo thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động đến các địa phương trên địa bàn tỉnh để người dân nắm được thơng tin, chủ động tìm việc làm thích hợp; tổ chức làm việc và liên kết với thị trường lao động tại các tỉnh khác; tổ chức các đợt khảo sát và giới thiệu DN đi tuyển dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Hệ thống các trường giáo dục ,đào tạo hiện có của tỉnh như: Đại học dân lập Lạc Hồng, Đại học Công nghiệp, Đại học sư phạm kỹ thuật, trường cao đẳng quản trị Sonadezi, các trường trung học chuyên nghiệp, kinh tế, công nhân kỹ thuật…đã đáp ứng được nhu cầu cho các DN.

Từ những cách làm cụ thể trên, trong những năm qua việc cung ứng đảm bảo nguồn nhân lực cho các KCN của tỉnh Đồng Nai cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cho các doanh nghiệp. Qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực cịn có những hạn chế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DN FDI cần tiếp tục được quan tâm đầu tư và giải quyết.

Một phần của tài liệu Th s kinh te nguồn NHÂN lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w