- Về xã hộ
2.1.1.2. Khái quát về thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh tác động đến nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp
đến nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp
Một là: Quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu dân số
Vĩnh Phúc có quy mơ dân số ở mức trung bình, theo số liệu ước tính năm 2010, quy mô dân số ở mức 1.010,4 ngàn người; lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 63% dân số. Dân số của tỉnh tương đối trẻ. Dân số thành thị ngày càng tăng, năm 2005 là 16,7%, tăng lên 22% vào năm 2010. Dân số đô thị của tỉnh chủ yếu tập trung ở thành phố Vĩnh Yên (31,0% tổng dân số đô thị) và Thị xã Phúc yên (chiếm 26,8% tổng dân số đô thị). Dân số ở nơng thơn đã giảm nhưng tỷ lệ vẫn cịn cao; năm 2005 là 83,3%, năm 2010 là 78%. Mật độ dân số khá cao (821 người/km2).
Tỷ lệ sinh thô của dân số đã giảm liên tục (năm 2000 là 20,15%o, đến năm 2010 còn 18,4%o), làm cho tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm từ 1,5% năm 2000 xuống khoảng 1,41% vào năm 2010, mức giảm tỷ lệ sinh của Vĩnh Phúc năm 2010 là 0,09%o giảm 0,55 lần so với mức giảm tỷ lệ sinh của cả nước năm 2010 là 0,2%o. Do đó số trẻ em sinh ra hàng năm cũng liên tục giảm.
Giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Phúc bình quân là 1,45%/năm. Dự báo mức độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011-2015 là 1,37%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 1,2%/năm. Như vậy, nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số; mức độ tăng qua các thời kỳ là khác nhau (giai đoạn 2015-2020 sẽ tăng cơ học nhiều hơn ) và theo quy luật tăng dân số của các nước phát triển.
Năm 2010, trong số nguồn lao động là 690.498 người, thì lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (số người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng
lao động) có 639,000 ngàn người, chiếm 91,28%. Người ngồi tuổi có tham gia lao động là 61 ngàn người chiếm trên 8%. Số người tham gia lao động trong các ngành kinh tế: ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành Công nghiệp và xây dựng và ngành Dịch vụ có 599 ngàn người chiếm 85,57%. Bình quân giai đoạn 2001-2010 tăng 1,06%, tương đương quy mô tăng 6.934 người/năm. So với với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước cùng thời kỳ, tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh thấp hơn khoảng 1,3%.
Theo giới tính: Năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh, lao động nữ là 328.563 người chiếm 51,42%, tăng so với năm 2001 là 27.480 người.
Hai là: Đặc điểm nhân lực (lao động) của tỉnh Vĩnh Phúc - Trình độ học vấn và thể lực
+Về trình độ học vấn:
Nếu tính theo tiêu chí tỷ trọng những người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên thì trình độ dân trí của dân cư Vĩnh Phúc cao hơn mức bình qn chung cả nước, song cịn thấp hơn mức bình quân của vùng Đồng bằng Sông Hồng và TP Hà Nội.
Tỷ trọng người 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên của Vĩnh Phúc là 59,5%, của cả nước là 48,3%, cịn của vùng Đồng bằng Sơng Hồng là 66,6% và của Hà Nội là 68,8%.
+ Về thể lực:
Thể lực và tầm vóc của nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, rõ nhất là tại khu vực Thành phố Vĩnh Yên, các trung tâm huyện, thị và các khu vực đơ thị. Tuy nhiên, do địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và bước vào nền sản xuất cơng nghiệp tiên tiến nên vấn đề thể lực và tầm vóc của người lao động Vĩnh Phúc cần được quan tâm tăng cường hơn nữa.
- Trình độ chun mơn kỹ thuật
+ Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2000 là 16%, năm 2005 đạt 25%, Năm 2008 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng
lên đáng kể đạt 42,9%, dự kiến năm 2010 tỷ lệ này đạt 51,2% (theo số liệu của sở Kế hoạch và đầu tư). Trong đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 8% lên 36,3% năm 2009 và ước năm 2010 là 38,2%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 10% lên 13,8%. Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 3%-5%/năm; tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước.
Chất lượng nhân lực ở các cấp trình độ đào tạo trên địa bàn tỉnh đã từng bước được nâng lên, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động, thông qua lực lượng lao động hàng năm được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lao động có trình độ, năng lực kỹ thuật chun mơn cao và cơng nhân lành nghề có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực mũi nhọn như: cơ khí chế tạo, điện tử viễn thơng, cơng nghệ thơng tin nhìn chung chưa đáp ứng đủ về số lượng. Khả năng làm chủ, ứng dụng dây truyền, cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất cịn hạn chế, nguyên nhân là chưa được đào tạo bài bản, trình độ ngoại ngữ hạn chế, khơng có nhiều cơ hội tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại và kỹ năng thực hành của lao động thấp.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp ở ngành:
Cơ cấu lao động qua đào tạo của Vĩnh Phúc theo tỷ lệ: Đại học-cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật năm 2010 là: 1; 0,45; 7,4. Nghĩa là cứ 1 Đại học-cao đẳng; có 0,45 Trung học chuyên nghiệp; và 7,4 công nhân kỹ thuật .
Cơ cấu tỷ lệ lao động qua đào tạo của các ngành: Nông- Lâm- Thuỷ sản: 8,4%; công nghiệp- Xây dựng: 41,25%; dịch vụ: 51,35%.
- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
Giai đoạn 2001-2010, Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng ở khu vực Công nghiệp, dịch vụ; giảm ở khu vực nông nghiệp.
Bảng 2.2: Lao động và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010
Tổng số lao động (người) 516.722 559.000 599.000
Nông nghiệp - Lâm nghiệp 419.000 300.928 335.000 Công nghiệp- Xây dựng 39.552 92.794 137.000
Dịch vụ 58.220 85.278 127.000
Cơ cấu lao động giữa các ngành(%) 100 100 100
Nông nghiệp - Lâm nghiệp 81,08 64,14 55,93 Công nghiệp- Xây dựng 7,65 16,60 22,87
Dịch vụ 11,27 15,26 21,20
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010.
Từ số liệu bảng trên cho thấy cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Lao động trong ngành nơng lâm nghiệp giảm xuống, lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên.
Như vậy, từ những đặc điểm trên có thể thấy nhân lực của tỉnh vĩnh phúc tương đối dồi dào, trình độ dân trí cao, lực lượng lao động qua đào tạo ngày càng tăng lên, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh cịn bộc lộ nhiều hạn chế, như: trình độ học vấn cịn thấp hơn vùng đồng bằng Sông Hồng và Hà nội; thể lực người lao động còn hạn chế; lao động chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là ở các ngành mũi nhọn như cơ khí chế tạo, điện tử viễn thơng, cơng nghệ cao phục vụ cho phát triển công nghiệp; cơ cấu lao động qua đào tạo còn mất cân đối. Những đặc điểm trên đã tác động rất lớn đến nguồn nhân lực chất lượng cao ở các KCN của tỉnh.