- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với bản thân các khu công nghiệp
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các KCN, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, ngồi những giải pháp chung, mang tính tổng thể xác định trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương, thì những giải pháp cụ thể đối với bản thân của từng KCN là rất quan trọng. Ở mỗi KCN đều có những đặc điểm riêng tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những KCN có vị trí thuận lợi, hạ tầng KCN đồng bộ, tập trung các doanh nghiệp FDI có quy mơ lớn, cơng nghệ sản xuất tiên tiến, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc tốt…sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, yếu tố có tính quyết định đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các KCN lại chính là các chủ thể ở KCN ấy. Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao ở từng KCN, thì mỗi chủ thể ở KCN phải làm tốt trách nhiệm của mình, phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ.
Hiện nay, ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có các cơng ty đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thực hiện việc đầu tư hạ tầng và cho thuê lại đất trong KCN. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, các KCN sẽ được cấp phép cho các nhà đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thực hiện, theo quy định của luật đầu tư và nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Tại nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và Khu kinh tế đã xác định rõ: Ban quản lý các KCN là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp. Tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay, đều có văn phịng đại diện Ban QL các KCN thực hiện chức năng quản lý nhà nước với KCN. Đây là những đầu mối chính thực hiện cơng tác quản lý, đầu tư, phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, tổ chức có khác nhau, nhưng đều chung một mục tiêu là: Xây dựng khu công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tạo ra giá trị sản xuất cao và đóng góp lớn vào q trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Để thực hiện được mục tiêu ấy, các đơn vị, tổ chức có liên quan phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định, trong đó có trách nhiệm đối với việc tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu công nghiệp.
Để các KCN có thể chủ động được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp mình, trước hết phải phát huy tốt vai trị của văn phòng đại diện Ban QL các KCN. Với trách nhiệm của mình, đại diện Ban QL các KCN cần nắm chắc, kịp thời mọi mặt hoạt động tại KCN, như: Dự án được cấp phép đầu tư vào KCN, dự án đang xây dựng nhà máy, những dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Nắm được các lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp, sản phẩm sản xuất ra, số lao động hiện có, nhu cầu tuyển dụng lao động, thực hiện các chế độ với người lao động, những khó khăn vướng mắc trong q trình đầu tư và hoạt động tại KCN…
Đại diện Ban QL các KCN sẽ là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp ở KCN với chính quyền địa phương. Thơng qua kênh thơng tin này, các doanh nghiệp phản ánh nhanh nhất với chính quyền địa phương những khó khăn vướng mắc của mình trong q trình đầu tư xây dựng, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc tuyển dụng lao động vào làm việc tại các donh nghiệp… Từ đó, chính quyền địa phương nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN, để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Mặt khác, đây cũng là một kênh thơng tin để chính quyền địa phương chuyển tải các chủ trương, chính sách của nhà nước và của tỉnh đến với các doanh nghiệp. Đặc biệt, là các thông tin liên quan đến việc cung cấp nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng, góp phần giải quyết vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao tại các doanh nghiệp ở các KCN.
Đại diện Ban QL các KCN đồng thời là một đầu mối giúp Ban QL các KCN và tỉnh, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN đối với công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN. Việc làm này sẽ thúc đẩy quá trình đầu tư hạ tầng của KCN theo đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo cho các hạng mục cơng trình đều phải được đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm đến các hạng mục cơng trình dịch vụ và phúc lợi cơng cộng trong KCN. Qua hoạt động đó góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ của KCN, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, thu hút lao động chất lượng cao về KCN.
Đối với công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN, là đơn vị thực hiện việc đầu tư và kinh doanh hạ tầng tại KCN. Cơng ty có trách nhiệm đầu tư xây dựng hạ tầng KCN đồng bộ, tạo mặt bằng sạch để cho các doanh nghiệp thuê, đầu tư hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông, hệ thống sử lý nước thải tập trung, khu văn phòng cho các dịch vụ Hải Quan, Thuế, ngân hàng... Ngoài các hạng mục đó, cơng ty cần phải thực hiện đầu tư các cơng trình phúc lợi cơng cộng gắn với KCN như: sân thể thao, nhà câu lạc bộ, nhà ở cho công nhân…Đây là những yếu tố tạo nên chất lượng KCN, nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút các dự án đầu tư, thu hút lao động chất lượng cao của KCN.
Ngồi ra, cơng ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN cịn có trách nhiệm phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong KCN. Tham gia cùng với các doanh nghiệp ở KCN và chính quyền địa phương trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại KCN. Đây chẳng những là trách nhiệm, mà cịn là lợi ích thiết thực của cơng ty tại KCN. Thơng qua các dịch vụ có chất lượng của KCN, thơng qua các chương trình tun truyền, thơng tin, quảng bá hình ảnh về KCN, về tình hình đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp ở KCN … để tạo được niềm tin của nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn của KCN, thu hút lao động chất lượng cao, thu hút các dự án về đầu tư tại KCN.
Thực tế cho thấy đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào các KCN thì chỗ dựa cho họ trực tiếp, thiết thực nhất chính là cơng ty đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Các doanh nghiệp FDI khi thực hiện dự án đầu tư, những vấn đề như mặt bằng xây dựng, các điều kiện thi công, nhà thầu… đến việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho hoạt động, hầu hết đều có sự trợ giúp từ đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. Thông qua các công ty này, các doanh nghiệp ở KCN dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ sở đào tạo, với người lao động để bổ sung nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình.
Cơng ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN cần có Website cho khu cơng nghiệp của mình để quảng bá, tạo dựng hình ảnh KCN, cung cấp các thơng tin cần thiết về KCN. Trong đó, thơng tin đến người đọc tình hình hoạt động, chất lượng hạ tầng KCN, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và các thơng tin liên quan đến tình hình lao động, việc làm ở KCN. Đây là một kênh để các doanh nghiệp ở KCN có thể chuyển tải đến người đọc những thơng tin cần thiết về lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp mình. Thơng qua kênh này, người lao động cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp ở KCN.
Cần có sự phối hợp tốt giữa đại diện Ban QL các KCN với công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trong việc quản lý mọi mặt hoạt động tại KCN.
Trong đó, có sự phối hợp thu hút lao động về làm việc ở các doanh nghiệp KCN như: phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đăng tải thông tin tuyển dụng lao động; tổ chức sàn giao dịch việc làm tại KCN; tổ chức các giải thể thao, văn nghệ quần chúng…Đây là các hoạt động thiết thực góp phần giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp ở KCN, nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN.
Các doanh nghiệp ở KCN phải chấp hành tốt các quy định chung của KCN, cung cấp các thông tin về doanh nghiệp kịp thời, đầy đủ. Phối hợp chặt chẽ với công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, với đại diện Ban QL các KCN trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề tuyển dụng lao động cần được quan tâm, có sự phối hợp tốt để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp.