- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
3.2.5. Nhóm giải pháp thuộc về bản thân các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
khu công nghiệp
Trong thời đại mà cách mạng KH-CN phát triển như vũ bão, công nghệ sản xuất thay đổi liên tục, những doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ ln chiếm được ưu thế. Vì vậy, đội ngũ các nhà quản lý và chuyên mơn giỏi, lao động kỹ thuật cao có khả năng sử dụng được công nghệ sản xuất hiện đại đã trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu, việc tuyển dụng và duy trì được nguồn nhân lực này là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp khơng có chính sách phù hợp, lao động chất lượng cao có thể từ bỏ doanh nghiệp, thậm chí tài sản này có thể bị “đánh cắp” bất cứ lúc nào. Từ thách thức trên, mỗi doanh nghiệp cần có giải pháp cụ thể để thu hút và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao ln ổn định, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Trước hết doanh nghiệp cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu tốt, có uy tín trên thị trường. Phải làm cho thương hiệu của doanh nghiệp là
niềm tự hào, niềm hãnh diện của người lao động khi được làm việc trong doanh nghiệp đó. Đây chính là cơ sở đầu tiên nhằm thu hút được nhân tài, lao động chất lượng cao về làm việc cho doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài, thu hút lao động chất lượng cao về với doanh nghiệp. Thơng qua các chính sách lương bổng, khuyến khích vật chất, cơ chế sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ, quan tâm đến ổn định cuộc sống và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần…để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đây chính là sự cam kết của doanh nghiệp đối với người lao động. Trước hết, doanh nghiệp cần thực hiện chế độ lương, thưởng đảm bảo công bằng, thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác. Những doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an tồn lao động, quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến lợi ích cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội với địa phương. Có như vậy thì doanh nghiệp mới thu hút và giữ được lao động trình độ cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại doanh nghiệp, là điều kiện để tăng năng suất và tăng lợi nhuận.
- Doanh nghiệp cần phân bổ và có quy trình sử dụng lao động minh bạch, hợp lý nghĩa là phải dựa trên năng lực thực sự của người lao động để bố trí cơng việc. Đảm bảo ở bộ phận nào, khâu nào cũng có lao động chất lượng cao, trong đó bộ máy lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các phòng chức năng quan trọng cần được quan tâm. Doanh nghiệp cần có chế độ đãi ngộ, chế độ lương thưởng tương xứng với sự cống hiến của người lao động, luôn tạo cơ hội để người lao động phát huy hết khả năng của mình, tạo cơ hội thăng tiến cho họ. Như vậy mới phát huy được tài năng, sở trường của người lao động, tạo động lực cho người lao động trong lao động sản xuất.
- Mỗi doanh nghiệp cần có một hệ thống thơng tin đầy đủ, tồn diện về doanh nghiệp mình, hệ thống thơng tin đó được gắn kết với thơng tin chung của KCN. Trong đó, những thơng tin về lao động ở doanh nghiệp cần được đặc biệt quan tâm và được cập nhật thường xuyên. Những nội dung cụ thể về nhu cầu tuyển dụng, đối tượng, thời gian tuyển dụng, yêu cầu về chất lượng lao động…được đăng tải công khai qua các kênh thông tin và bằng nhiều hình thức khác nhau. Thơng qua đó để các cơ quan chức năng, người lao động và các cơ sở đào tạo biết được nhu cầu lao động của doanh nghiệp, để có cơ sở đáp ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp ở các KCN cần có chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận, liên kết với các trường đào tạo để tạo nguồn cung cấp NNL chất lượng cao. Cần có sự phối hợp, trao đổi, tư vấn chương trình đào tạo giữa các doanh nghiệp KCN với các cơ sở dạy nghề, các trường đào tạo. Làm cho nội dung, chương trình đào tạo của các trường bám sát vào nhu cầu thực tế và việc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật theo xu thế hiện nay của các DN. Bên cạnh đó, các DN cần hoạch định cho mình một chương trình tự đào tạo và đào tạo lại lao động , trong mối quan hệ gắn kết với các trường trong nước và trong tỉnh sát với hoạt động của DN. Thực hiện phương thức đào tạo NNL chất lượng cao theo đơn đặt hàng của DN đối với các trường đại học và cao đẳng. Doanh nghiệp có thể liên kết mở trường đào tạo hoặc đầu tư vốn, vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện để học viên đi thực tập ngay tại các DN. Thơng qua đó để gắn lý thuyết với thực hành và có điều kiện cho doanh nghiệp lựa chọn được học viên tốt nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Doanh nghiệp cũng cần có chiến lược đào tạo về kỹ năng, chủ động tạo dựng nhân lực cao cấp ngay từ chính nguồn nhân lực của mình. Nhân lực cấp cao của doanh nghiệp phải được đào tạo tồn diện theo các mơn học cơ bản, như: khả năng lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, marketing, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ….. Từ đó, mặt bằng chung về trình độ nhân lực
cao cấp của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện và quan trọng là khơng gây ngắt đoạn q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tạo lập môi trường làm việc tốt cho lao động chất lượng cao, làm cho người lao động luôn thấy được tôn trọng, họ được chủ động tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Thực hiện các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát triển nghề nghiệp, có cơ hội thăng tiến và phát triển toàn diện.
- Các doanh nghiệp ở KCN cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Thực hiện tốt thông tin hai chiều giữa địa phương và doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, thực hiện nghiêm các chế độ báo cáo và thơng tin về doanh nghiệp, những khó khăn vướng mắc cho chính quyền địa phương, trong đó có thơng tin về tình hình lao động nói chung và lao động chất lượng cao nói riêng. Đối với chính quyền địa phương, có thơng tin thường xun về các chính sách đối với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có trách nhiệm trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh.
- Quan tâm phát triển đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Đây là việc làm rất cần thiết đối với mỗi DN ở KCN, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thực tế có rất nhiều cơng ty trở nên có uy tín vì đã xây dựng cho mình được một mơ hình văn hố doanh nghiệp phù hợp. Văn hố doanh nghiệp có thể trở thành một tài sản vơ hình của DN và nó làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng tồn tại và phát triển của DN. Nói đến văn hố DN là nói đến mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một cơng ty, là nói đến phong cách lãnh đạo, phong cách ứng xử của người lao động. Văn hố DN ln gắn với thương hiệu và uy tín của DN. Xây dựng văn hố DN là xây dựng DN như một gia đình thứ hai của mỗi thành viên, mỗi người phải có tinh thần cộng đồng trách nhiệm, đồng
cam cộng khổ, gắn bó với nhau bằng tinh thần cộng tác và tinh thần tương thân tương ái. Văn hoá DN thể hiện ở thái độ và hành vi của cán bộ, nhân viên trong DN đối với công việc được giao, như: ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành nội quy, quy chế, quan hệ trong cơng tác giữa các tổ chức, nhóm và giữa các cá nhân trong và ngồi DN, đấu tranh phê bình và tự phê bình, tinh thần dân chủ, đồn kết xây dựng nội bộ tốt…Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, tác động trực tiếp đến mỗi người lao động, làm cho mỗi người thêm gắn bó và mong muốn được làm việc trong mơi trường có văn hố doanh nghiệp.