Thương mại điện tử (E-Commerce) và thương mại di động (M-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến trong thương mại di động (Trang 25 - 28)

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.1.1. Thương mại điện tử (E-Commerce) và thương mại di động (M-

Sự phát triển nhanh chóng của Internet và các thiết bị công nghệ đã cho chúng ta thấy được sự đổi mới và cải tiến liên tục của các dịch vụ Thương mại điện tử.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, TMĐT được định nghĩa là "sự sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ thơng qua phương tiện điện tử", một giao dịch TMĐT có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ và các tổ chức công cộng hoặc tư nhân khác.

Theo Becker (2007), TMĐT (hay kinh doanh điện tử), đề cập đến việc giao dịch hàng hóa, dịch vụ thơng qua phương tiện điện tử. Mặc dù TMĐT đã trở nên quen thuộc và phổ biến trong hai thập kỷ gần đây, nhưng TMĐT thật sự đã tồn tại hơn 40 năm. Có hai loại TMĐT cơ bản: doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Trong B2B, các công ty tiến hành kinh doanh với các nhà cung cấp, nhà phân phối và các đối tác khác thông qua các mạng điện tử. Trong B2C, các công ty bán sản phẩm và dịch vụ cho NTD. Mặc dù B2C được công chúng biết đến nhiều hơn, B2B mới là hình thức thực sự thống trị TMĐT về mặt doanh thu.

Cũng theo Becker (2007), Thương mại di động là một lĩnh vực phát triển quan trọng trong TMĐT. TMDĐ đề cập đến quá trình sử dụng các thiết bị di động như điện thoại di động hoặc máy tính khơng dây để thực hiện các giao dịch kinh doanh. TMDĐ đề cập đến các doanh nghiệp sử dụng các thiết bị truyền thông không dây để tiến hành mơ hình kinh doanh ở bất kể vị trí nào (Jonker, 2003).

Theo thống kê của Cellular Online (2004) trích trong Becker (2007), với 1,5 tỷ người dùng di động trên thế giới TMDĐ đang trở thành một khía cạnh quan trọng của TMĐT. Với TMDĐ, bản chất của thiết bị di động thay đổi từ công cụ giao tiếp thuần túy (nghe gọi, nhắn tin) sang các cơng cụ giao dịch thương mại. TMDĐ đã góp phần

trở nên ứng dụng quan trọng trong các ngành như quản lý tài chính, dịch vụ du lịch và giải trí.

Mặc dù TMDĐ là một kênh mới của TMĐT, phát triển trên nền tảng TMĐT nhưng vẫn có những điểm khác biệt cơ bản so với TMĐT. Zhang và Yuan (2002) phân biệt TMDĐ với TMĐT dựa trên ba khía cạnh cơ bản, đó là cơng nghệ, bản chất của dịch vụ và mơ hình kinh doanh. Điều này bao gồm các loại thiết bị, giao diện, kết nối, băng thơng, vị trí và thuận tiện.

Min và cộng sự (2008) phân biệt TMĐT và TMDĐ từ góc độ cơ sở hạ tầng mạng, phát triển ứng dụng, thiết bị của người dùng cuối và giá trị cảm nhận.

Ozok và Wei (2010) phân biệt giữa TMDĐ và TMĐT dựa trên bốn yếu tố so sánh, là các yếu tố liên quan đến con người, tính năng giao diện, và các yếu tố liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. So sánh cho thấy rằng bốn yếu tố có sự khác biệt đáng kể giữa TMDĐ và TMĐT.

Một vài nghiên cứu khác (Ghinea và Angelides, 2004; Lu và Su, 2009; Kim và cộng sự, 2009) so sánh sự khác biệt của TMĐT và TMDĐ bằng cách đề cập đến thiết bị và giao diện với người dùng, đưa ra những hạn chế của TMDĐ (ví dụ: kích thước màn hình bị hạn chế, dung lượng pin hạn chế, băng thông bị hạn chế và kết nối không ổn định). Tuy nhiên, TMDĐ vẫn có các tính năng độc đáo như tính phổ biến, tính tiện lợi, tính cá nhân hóa (Liao và cộng sự 2005; Park, 2006; Kim và cộng sự, 2009).

Cao và cộng sự (2015) đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới và kết luận rằng: khác biệt giữa TMDĐ và TMĐT có thể được khái qt thành hai điểm chính, một là sự khác biệt về công nghệ và hai là sự khác biệt về giá trị cảm nhận của người sử dụng. Thứ nhất, Sự khác biệt về công nghệ đề cập đến sự khác biệt về các thiết bị của người dùng cuối và mạng truyền thông. Trong trường hợp TMĐT, thiết bị của người dùng cuối là máy tính cá nhân có màn hình lớn, âm thanh và video phong phú, bàn phím tiêu chuẩn và kết nối mạng được cung cấp với băng thông rộng và tốc độ truyền cao thông qua kết nối cáp (cáp đồng, cáp quang). Trong trường hợp TMDĐ,

giao diện người dùng là màn hình nhỏ, bàn phím nhập văn bản khơng đầy đủ và nguồn điện hạn chế, mạng truyền thơng có băng thơng hạn chế và tốc độ truyền thấp hơn. Thứ hai, Cao và cộng sự (2015) đề cập đến sự khác biệt về giá trị cảm nhận của người dùng. Giá trị cảm nhận chung về TMDĐ và TMĐT dựa trên việc xem xét các nhận thức về lợi ích (tính thuận tiện, tính cá nhân hóa) và nhận thức rủi ro khi sử dụng. NTD có nhận thức sự thuận tiện và nhận thức cá nhân hóa cao hơn trong việc tiến hành mua hàng trên thiết bị di động so với thiết bị cố định có nhiều khả năng chuyển việc sử dụng từ kênh trực tuyến sang kênh di động. Bảng 2.1 trình bày tổng hợp sự khác biệt giữa Thương mại điện tử và Thương mại di động từ các nghiên cứu trước đây.

Bảng 2.1: Sự khác biệt cơ bản giữa Thương mại điện tử và Thương mại di động Thương mại điện tử và Thương mại di động

Tác giả Đặc điểm Thương mại

di động

Thương mại điện tử

Zhang and Yuan (2002) Cơng nghệ - Màn hình nhỏ. - Đường truyền chậm và kém ổn định hơn. - Bộ nhớ bị giới hạn. - Khơng giới hạn vị trí địa lý. - Màn hình lớn.

- Đường truyền nhanh, ổn định. - Bộ nhớ lớn. - Giới hạn vị trí địa lý. Min và cộng sự (2008) Kết nối mạng - Băng thông hạn chế, tốc độ truyền thấp. - Băng thông rộng, tốc độ truyền cao. Khả năng ứng dụng - Sử dụng trong nhiều môi trường. - Sử dụng tại 1 môi trường, tại chỗ cố định. Thiết bị người dùng - Màn hình nhỏ, nguồn điện hạn chế. - Màn hình lớn, cung cấp đủ năng lượng.

(2010) điểm mong muốn và bất cứ lúc nào. Giao diện - Mua sắm màn hình nhỏ, bàn phím giới hạn. - Mua sắm với màn hình thuận tiện, bàn phím lớn, chuột. Ghinea and Angelides (2004), Lu and Su (2009)

and Kim et al. (2009b)

Thiết bị, Giao diện nguời dùng

- Năng lượng pin, băng thông và kết nối hạn chế

- Pin thuận tiện, băng thông và kết nối ổn định Liao et al. (2005), Park (2006) and Kim et al. (2007) Tính năng nổi trội - Thuận tiện, có mặt khắp nơi,

- Không nổi trội

(Nguồn: Cao và cộng sự, 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến trong thương mại di động (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)