4. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả Mẫu khảo sát
Theo kế hoạch khảo sát lấy mẫu như đã được trình bày trong chương 3, nghiên cứu cần thu thập dữ liệu từ 250 quan sát thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện, dưới hình thức bảng khảo sát giấy và khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Biểu mẫu.
Nghiên cứu đã phát hành 150 bảng khảo sát giấy, kết quả thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát giấy được 150 bảng, trong đó số bảng hợp lệ là 138 bảng trả lời, 12 bảng trả lời không hợp lệ do nguời trả lời không mua sắm trên thiết bị di động (3 bảng), và bỏ sót quá nhiều câu trả lời (9 bảng).
Đường dẫn của bảng khảo sát trực tuyến được chia sẻ thông qua các công cụ liên kết như email, facebook, zalo nên không giới hạn bảng câu hỏi phát hành. Với mục tiêu thu thập 250 bảng trả lời, sau khi thu thập được 138 bảng khảo sát giấy, tác giả tiếp tục nhận được 112 phản hồi từ bảng khảo sát trực tuyến.
Kết quả thu thập từ 250 bảng khảo sát được nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích định lượng. Cơ cấu mẫu khảo sát được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát thực tế theo giới tính và độ tuổi.
Độ tuổi Tỷ lệ Giới tính Nam Nữ Tổng cộng <18 2,4% 2 4 6 18-25 45,6% 56 58 114 26-35 37,6% 46 48 94 36-45 12,4% 15 16 31 >45 2,0% 2 3 5 Total 100,0% 121 129 250
Về giới tính, thực tế mẫu thu thập được có có 121 người nam (tương ứng 48,4%) và 129 người nữ (tương ứng 51,6%). Về độ tuổi, có 6 quan sát có độ tuổi dưới 18 (chiếm 2,4%), ở độ tuổi 18-25, có 114 quan sát chiếm đa số trong cơ cấu mẫu (tương ứng 45,6%), tiếp theo là độ tuổi 26-35 có 94 quan sát (tương ứng 37,6%), độ tuổi 36-45 có 31 quan sát (chiếm 12,4%), và cuối cùng là độ tuổi trên 45, có 5 quan sát (chiếm 2%). Tỷ lệ này phù hợp và tương tự như khảo sát của Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 về giới tính và độ tuổi của số người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.
Về tình trạng hơn nhân, trong số 250 quan sát có 103 người độc thân (tương ứng tỷ lệ 41,2%) và 147 người có gia đình (tương ứng 58,8%).
Về trình độ học vấn, có 39 người đã tốt nghiệp Trung học phổ thơng, 193 người có trình độ cao đẳng đại học, và 18 người có trình độ Cao học (Thạc sỹ) với mức tỷ lệ tương ứng lần lượt là 15,6%, 77,2% và 7,2%.
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu mẫu tổng hợp
Về nghề nghiệp của các cá nhân trả lời bảng câu hỏi, trong số 250 quan sát, có 43 người lao động trực tiếp (tương ứng 17,2%), 142 người lao động gián tiếp (tương ứng 56,8%), 44 học sinh sinh viên (tương ứng 17,6%), 8 người nội trợ (tương ứng 3,2%) và 13 người lao động khác (tương ứng 5,2%).
Về mức thu nhập, có 41 người thu nhập dưới 5 triệu, 57 ngời có thu nhập từ 5-9 triệu, có 103 người có thu nhập từ 9-15 triệu và 49 người có thu nhập trên 15 triệu. Hình 4.1 thể hiện mức tỷ lệ cơ cấu mẫu phân theo tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và mức thu nhập hàng tháng.
Bên cạnh các số liệu thống kê mô tả về các đặc điểm nhân khẩu học, nghiên cứu còn thu thập một số dữ liệu khác thống kê về các trang web hoặc ứng dụng mua hàng trực tuyến mà các cá nhân tham khảo sát thường hay truy cập, từ đó có thể đưa ra một số hàm ý cho các nhà kinh doanh TMĐT. Hình 4.2 bên dưới thể hiện danh sách các ứng dụng hoặc trang web thương mại mà các cá nhân tham gia khảo sát thường hay truy cập. Trong số 250 quan sát, số người sử dụng Mạng xã hội để mua hàng trực tuyến chiếm đa số (63,2%), xếp thứ hai là ứng dụng mua hàng Tiki.vn (62,8%), sau Tiki có Lazada (50,8%), Shopee (36,4%), Sendo (16,0%), Adayroi (9,2%) và có một số người sử dụng các trang web hoặc ứng dụng mua hàng nước ngoài để mua sắm trực tuyến với tỷ lệ 2,4% .
Hình 4.2: Các ứng dụng/ trang web mua hàng trực tuyến người khảo sát thường truy cập
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Ngồi ra, nghiên cứu cịn thống kê tần suất mua hàng và số tiền người khảo sát đã từng chi ra để mua sắm trực tuyến, dữ liệu thu thập được thể hiện trong bảng 4.2. Đa số người tham gia khảo sát đã chi ra số tiền dưới 1 triệu để mua sắm trực tuyến (127 người), 87 người chi ra số tiền 1-3 triệu, 11 người chi ra số tiền 3-5 triệu và 25 người chi ra số tiền trên 5 triệu.
Bảng 4.2: Tần suất mua hàng và số tiền mua hàng của người trả lời khảo sát
Tần suất
Số tiền mua hàng
< 1 triệu 1 - 3 triệu 3 - 5 triệu >5 triệu Tổng cộng
SL % SL % SL % SL % SL % Vài lần 1 tuần 11 4,4% 3 1,2% 0 0,0% 4 1,6% 18 7,2% 1 lần 1 tháng 48 19,2% 20 8,0% 0 0,0% 4 1,6% 72 28,8% Vài lần 1 tháng 22 8,8% 36 14,4% 8 3,2% 3 1,2% 69 27,6% 2 tháng 1 lần 28 11,2% 14 5,6% 1 0,4% 14 5,6% 57 22,8% Vài lần 1 năm 9 3,6% 13 5,2% 2 0,8% 0 0,0% 24 9,6% Rất ít 9 3,6% 1 0,4% 0 0,0% 0 0,0% 10 4,0% Total 127 50,8% 87 34,8% 11 4,4% 25 10,0% 250 100,0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Nghiên cứu dùng kỹ thuật phân tích hồi quy đơn biến để kiểm định sự tương quan giữa tần suất mua sắm và số tiền chi tiêu mua sắm trực tuyến. Kết quả phân tích được trình bày chi tiết trong Phụ lục 5. Kết quả nghiên cứu trong Bảng ma trận tương quan Correlations cho thấy giá trị đo lường mối tương quan của tần suất mua sắm và số tiền dùng cho chi tiêu là sig = 0,239 > 0.05 nên kết luận rằng tần suất mua sắm và số tiền dùng cho chi tiêu khơng có tương quan với nhau.