4. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nhân tố nhân khẩu học
Với mục tiêu kiểm định sự khác biệt về hành vi MHNH giữa các nhóm đặc điểm NTD (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, nhóm nghề nghiệp và thu nhập trung bình), nghiên cứu hiện tại thực hiện kỹ thuật phân tích Independent Sample T-test để so sánh giá trị trung bình của hai nhóm giới tính nam - nữ và tình trạng hơn nhân độc thân – có gia đình, và kỹ thuật phân tích One-way ANOVA đối với các nhân tố còn lại.
Đặt giả thuyết Ho: Hành vi MHNH khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tiến hành xử lý với SPSS 20.0, kết quả xử lý được trình bày trong phụ lục 11. Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai, ta xem xét kết quả kiểm định t. Kết quả kiêm định Levene cho thấy sig. = 0,323 > 0,05, do đó chấp nhận giả thuyết Ho, phương sai của nam và nữ không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Trong trường hợp này, kiểm định t có sig. = 0,02 < 0,05, bác bỏ giả thuyết Ho, và kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể, nghĩa là có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với hành vi MHNH.
Bảng kết quả thống kê theo từng nhóm cho thấy hệ số trung bình hành vi MHNH của NTD nam là 3,85 cao hơn NTD nữ là 3,73. Như vậy, khả năng mua hàng ngẫu hứng của NTD nam cao hơn NTD nữ.
Kết quả kiểm định Independent T-test theo tình trạng hơn nhân cũng được trình bày trong phụ lục 11. Đối với kiểm định sự khác biệt về tình trạng hơn nhân trong hành vi MHNH, nghiên cứu đặt giả thuyết Ho’: Hành vi mua hàng ngẫu hứng khơng có sự khác biệt giữa người độc thân và người có gia đình. Kết quả kiểm định Levene cho thấy sig. = 0,215 > 0,05, do đó chấp nhận giả thuyết Ho’, phương sai của người độc thân và người có gia đình khơng khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Trong trường hợp này, kiểm định t có sig. = 0,601 > 0,05, chấp nhận giả thuyết Ho’, và kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể, nghĩa là khơng có sự khác biệt giữa người độc thân và ngời có gia đình đối với hành vi mua hàng ngẫu hứng.
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt bằng One-way ANOVA.
• H01: khả năng mua hàng ngẫu hứng là như nhau giữa các nhóm tuổi.
• H02: khả năng mua hàng ngẫu hứng là như nhau giữa các nhóm trình độ học vấn.
• H03: khả năng mua hàng ngẫu hứng là như nhau giữa các nhóm nghề nghiệp.
• H04: khả năng mua hàng ngẫu hứng là như nhau giữa các nhóm thu nhập.
Để kiểm định các giả thuyết trên, nghiên cứu tiến hành phân tích phương sai một yếu tố One-way ANOVA. Bảng 4.11 trình bày tổng quát kết quả phân tích One- way ANOVA cho bốn yếu tố: nhóm tuổi, nhóm nghề nghiệp, nhóm trình độ học vấn và nhóm thu nhập.
Kiểm định Levene trong bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances cho thấy bốn yếu tố nhóm tuổi, trình độ học vấn, nhóm nghề nghiệp, nhóm thu nhập đều có mức ý nghĩa Sig. > 0,05 (chi tiết phụ lục 10) nên chấp nhận giả thuyết phương sai bằng nhau giữa các nhóm, như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy bốn yếu tố nhóm tuổi, trình độ học vấn, nhóm nghề nghiệp, nhóm thu nhập có giá trị sig của kiểm định F đều lớn hơn 0,05. Vì vậy, ta chấp nhận bốn giả thuyết H01, H02, H03, H04: khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi MHNH đối với các yếu tố nhóm tuổi, trình độ học vấn, nhóm nghề nghiệp, nhóm thu nhập.
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định One-way ANOVA
Các yếu tố
Sig. trong kiểm định Levene (Bảng Test of
Homogeneity of Variances)
Sig. trong kiểm định F (bảng ANOVA) Kết luận Độ tuổi 0,457 0,314 Chấp nhận H01 Trình độ học vấn 0,057 0,377 Chấp nhận H02 Nghề nghiệp 0,603 0,856 Chấp nhận H03 Thu nhập 0,529 0,224 Chấp nhận H04
Tóm lại, kết quả của kiểm định giá trị trung bình Independent Sample T-Test cho rằng có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với hành vi MHNH. Tuy nhiên, với tập dữ liệu có 250 quan sát, nghiên cứu khơng đủ cơ sở để chứng minh có sự khác biệt giữa các yếu tố tình trạng hơn nhân, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nhóm nghề nghiệp và nhóm thu nhập.
TĨM TẮT CHƯƠNG 4
Chương bốn trình bày kết quả của nghiên cứu định lượng, bao gồm các thông tin thống kê mô tả về mẫu, kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự khác biệt về hành vi mua hàng ngẫu hứng trong TMDĐ. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy tất cả các khái niệm đo lường đều đạt được độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy các biến quan sát đều đạt được giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng hồi qui tuyến tính bội cũng cho thấy các nhân tố có tác động cùng chiều đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trên thiết bị di động. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy có sự khác biệt về xu hướng hành vi MHNH giữa nam và nữ, và khơng có sự khác biệt giữa các yếu tố tình trạng hơn nhân, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nhóm nghề nghiệp và nhóm thu nhập. Phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày về kết luận, đóng góp và hàm ý quản trị của nghiên cứu.