Bộ máy quản lý của Công ty giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức và vận hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Vì vậy, để quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả Công ty cần phải hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như phát huy hơn nữa vai trò của các bộ phận, phòng ban, đơn vị trong hoạt động của mình. Lãnh đạo cần phải nghiên cứu điều chỉnh lại mô hình tổ chức của mình và các đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu phát triển, nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp.
Đối với bộ máy quản trị Công ty nên học hỏi, trau rồi kiến thức về quản lý để
nâng co năng lực quản lý của mình. Bộ máy lãnh đạo, quản lý Công ty có nên có những phương pháp quản lý như sau:
Phát triển và chia sẻ những mục tiêu với nhân viên. Hãy xác nhận rõ ràng đâu là nơi bạn muốn Công ty mình hướng đến và bằng cách nào để vượt qua
được chặng đường đến mục tiêu đó. Những mục tiêu bạn đề ra phải thật sự cụ thể, có thể kiểm soát được, có thể đạt đến và có thể đạt đúng lúc. Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng mọi thành viên trong Công ty bạn biết được điều này và hiểu được những gì cần làm để vươn tới những mục tiêu ấy.
Vạch rõ các vai trò và công việc. Xác định thật chi tiết những gì mỗi cá nhân sẽ làm và nên làm. Mọi người trong Công ty cần biết những nỗ lực của họ sẽ đóng góp ra sao cho sự thành công của tổ chức. Hãy nhớ rằng việc phân công những vai trò không rõ ràng thường dẫn đến những mâu thuẫn, thất vọng, những cảm giác khó chịu, làm mất tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên. Vì vậy, hãy miêu tả chương trình công tác và nội dung công việc thật chính xác, dễ hiểu.
Phát triển chương trình vì cộng đồng. Tập hợp các nhân viên lại và hướng dẫn họ đến một suy nghĩ rằng Công ty của bạn đang muốn thực hiện một
điều gì đó để thể hiện sự tri ân với cộng đồng. Các nhân viên sẽ nhìn thấy đó là một bước đi đúng đắn khi tổ chức của họ đang cố gắng thực hiện những việc làm giúp
đỡ người khác. Điều này sẽ làm tăng tinh thần làm việc của mọi người, tạo nên một
ảnh hưởng tốt đến cấp dưới và cả cộng đồng xung quanh.
Gần gũi với nhân viên. Hãy bước ra khỏi phòng làm việc của mình một chút để xem các nhân viên đang làm gì. Hãy trò chuyện cùng họ, cho họ biết bạn
đang thật sự quan tâm đến công việc của họ. Tìm hiểu xem mọi người phối hợp ăn khớp đến mức nào. Nếu có trục trặc đang tồn tại giữa các nhân viên với nhau hay giữa nhân viên với công việc, trước hết hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên để tìm hướng giải quyết. Phải luôn chủđộng giải đáp mọi thắc mắc, giải thích tận tình mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên và làm sáng tỏ những mục tiêu của Công ty.
Nói rõ mọi nguyên nhân tiềm tàng có thể làm cho Công ty không thành công. Hãy nói rõ với nhân viên những gì có thể gây chướng ngại trên con
đường đạt đến thành công của Công ty. Đó có thể là sự thiếu hụt thông tin, là khoản ngân sách hạn hẹp, là các quy trình làm việc chưa đạt hiệu quả cao. Nhiệm vụ của bạn với tư cách một nhà quản lý là huy động mọi người cùng vượt qua các trở ngại. Hãy dùng đến những kỹ thuật phù hợp để giảm bớt những căng thẳng và dựng nên một môi trường làm việc thật lành mạnh.
Kêu gọi mọi người tham gia vào những kế hoạch đổi mới tổ
chức. Trước khi thực hiện các bước đổi mới, hãy triệu tập các nhóm nhân viên lại
để thảo luận về sự cần thiết của việc đổi mới và các giải pháp cần vận dụng. Hãy nhấn mạnh rằng các nhân viên đều có ít nhiều liên quan đến quá trình đổi mới.
Điểm mặt các “ngôi sao” và tưởng thưởng họ. Ai cũng đều muốn được ghi nhận công lao khi làm tốt công việc. Những lời khen ghi nhận những nỗ lực và chứng minh cho sự thành công của họ. Hãy khẳng định rõ những cá nhân xuất sắc nhất Công ty và tỏ rõ sự trân trọng họ, không chỉ bằng tiền thưởng, sự thăng chức mà cả sự tôn trọng trước mọi người.
Phát triển một chương trình đào tạo quản lý. Ngay từ bây giờ, hãy chủđộng xây dựng chương trình đào tạo những nhà quản lý tương lai. Hãy cố gắng
phát hiện những năng lực đặc biệt của các nhân viên để có hướng đào tạo họ thành những chuyên gia theo nhiều hình thức phù hợp.
Giao lưu tập thể định kỳ. Sinh hoạt này cho phép các nhân viên phát triển tính tập thể, chia sẻ ý kiến trong một bầu không khí thân thiện, cởi mở. Nếu
được tổ chức thường xuyên và ở nhiều môi trường khác nhau (trong Công ty, ngoài quán cà phê, đi picnic…), nó sẽ làm tăng sự toại nguyện trong đội ngũ nhân viên và tăng thêm niềm hứng thú làm việc của họ.