Những nhân tố lớn nhìn từ bối cảnh chung của thế giới

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 3 - 2 (Trang 84 - 87)

Một số nết cơ bản về khủng hoảng kinh tế thế giới

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra từ cuối năm 2007 tới nay, và nó vẫn chưa dừng lại. Theo WB nhận định thì cuộc khủng hoảng này còn tiếp diễn trong năm 2013:

Năm 2012, dự báo tăng trưởng toàn cầu chỉ ở mức 2,5%, giảm đáng kể so với mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 6/2011.

WB cho biết các nước đang phát triển nên chuẩn bị cho những nguy cơ suy thoái hơn nữa, khi những vấn đề nợ công của Khu vực đồng euro (Eurozone) và tăng trưởng ì ạch tại một số nền kinh tế mới nổi làm mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2012 của các nước đang phát triển xuống 5,4% và các nước thu nhập cao xuống 1,4% so với các mức dự báo hồi giữa năm ngoái là 6,2% và 2,7%.

Tăng trưởng của Eurozone giảm 0,3% xuống còn 1,5% trong năm nay, trước khi dần phục hồi với mức tăng 1,1% trong năm sau. Với Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,4% vào năm tới, giảm so với các mức dự báo hồi giữa năm ngoái là 2,9% và 2,7%.

Trong khi đó, cỗ máy kinh tế Trung Quốc cũng được dự báo sẽ chạy chậm lại, với tốc độ tăng trưởng trong hai năm 2012-2013 lần lượt là 8,4% và 8,3%, chủ

yếu do tình trạng bất ổn tiếp tục phủ bóng đen lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Tại Đông Á và Thái Bình Dương, khu vực đã hồi phục nhanh chóng sau thảm họa ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011 và lũ lụt tại Thái Lan, bất ổn tại châu Âu bắt

khu vực vào khoảng 8,2%, song WB dự báo mức tăng trưởng này sẽ giảm xuống 7,8% trong năn nay.

Kinh tế thế giới đã bước vào một giai đoạn đầy chông gai với các đặc điểm nổi bật là nguy cơ suy thoái mạnh và dễ bị tổn thương và khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn trên đà tiếp diễn.

Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm tới sẽ giảm đáng kể

chủ yếu do thương mại toàn cầu và giá hàng hóa giảm. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng trưởng ước tính 6,6% trong năm 2011 (giảm so với 12,4% trong năm 2010), và dự báo chỉở mức 4,7% trong năm nay.

Báo cáo của WB nêu rõ giá hàng hóa giảm góp phần giảm lạm phát tại hầu hết các nước đang phát triển. Mặc dù giá lương thực thế giới giảm trong những tháng gần đây, với 14% kể từ mức đỉnh tháng 2/2011, an ninh lương thực cho các nước nghèo nhất vẫn là mối quan tâm hàng đầu.

Theo WB, các nước mới nổi hiện nay có ít khả năng tài chính và tiền tệ cho các biện pháp khắc phục hậu quả hơn so với thời điểm 2008-2009. Kết quả là khả

năng phản ứng của họ có thể cạn kiệt nếu các nguồn tài trợ quốc tế chấm dứt và các

điều kiện toàn cầu suy giảm mạnh mẽ.

Để chuẩn bị cho khả năng đó, Giám đốc triển vọng phát triển tại WB Hans Timmer cho rằng các nước đang phát triển nên tính trước thâm hụt ngân sách, ưu tiên chi tiêu cho mạng lưới an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng, kiểm tra tình trạng của các ngân hàng trong nước.

Nhìn bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới năm 2012 thực sựđáng lo ngại và cần có cái nhìn thực tế khách quan hơn đừng quá chủ quan đưa ra viễn cảnh tốt ,trung bình, xấu nhất như hôm nào chúng ta cùng phân tích và hy vọng.

Bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới ngành xây dựng

hiện nay và tới Công ty

Khủng hoảng kinh tếảnh hưởng tới ngành xây dựng thế giới: Báo cáo tháng 7/2012 của IMF, ngành xây dựng có số người thất nghiệp lớn trong tổng số người thất nghiệp. Ví dụ: Tại Anh, sản lượng ngành xây dựng quý 2/2012 giảm 8% so với cùng kỳ năm 2011, tương tự, tại Mỹ giảm 12,7%, trong đó khối doanh nghiệp tư

nhanh chóng hơn nhờ được hỗ trợ từ các gói kích thích kinh tế từ các chính phủ. Còn ở Việt Nam thì sao?

Việt Nam đã gia nhập WTO năm 2006, do vậy khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới ta ngày càng nhiều.

Khi khủng hoảng kinh tế thì nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam giảm: Vốn

đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện trễ

hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Khi không đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam. Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân những tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2012 giảm 70% so với năm 2009.

Nhật bản là nước đầu tư vào Việt Nam khá nhiều, nhưng do khủng hoảng kinh tế và thiên tai, nên nguồn vốn đầu tư cũng giảm sút lớn. Mà nguồn vốn đầu tư

vào xây dựng là chiếm tỷ trọng lớn.

Ngồn vốn FDI có ảnh hưởng trực tiếp tới ngành xây dựng, ngành xây dựng có phát triển được hay không là phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư sụt giảm đã gây nhiều khó khăn cho ngành: trong khủng hoảng thì không có đơn vị, ngành nghề nào thoát khỏi khó khăn kéo dài của nền kinh tế đất nước. Tuy vậy, ngành xây dựng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhiều nhất từ khó khăn chung đó. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng

đều phải hứng chịu khó khăn do việc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá, thiếu việc làm. Trong khi đó, chủ đầu tư các dự án lại chậm thanh toán, lãi suất cho vay còn cao, khó tiếp cận nguồn vốn...

Riêng lĩnh vực xây lắp, nhiều công trình không thể triển khai thi công tiếp do việc thu xếp vốn của chủ đầu tư không kịp thời, dẫn đến bị đình trệ hoặc tạm hoãn, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải “oằn mình” gánh chi phí lãi vay và các chi phí đầu vào liên tục tăng cao. Về nhà ở và hạ tầng, lượng vốn huy động từ xã hội đạt rất thấp do thị trường bất động sản đang đóng băng cùng những khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã làm cho nhiều dự án phát triển nhà và đô thị hoặc phải dừng đầu tư, hoặc triển khai rất chậm.

Qua phân tích tình hình trên ta thấy ngành xây dựng gặp không ít những khó khăn và thách thức. Mà Công ty là một phần tử nhỏ trong ngành cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong những năm gần đây lợi nhuận của Công ty giảm. Khả năng thanh toán chận do các công trình đang xây dựng dở không có vốn để tất toán, nhất là thầu những công trình công. Tình hình tài chính của Công ty cũng gặp một số

khó khăn: tuy không lỗ nhưng khả năng thanh khoản của Công ty thấp, vấn đề tài chính gặp khó khăn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 3 - 2 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)