Những nhân tố lớn trong nướ c

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 3 - 2 (Trang 87 - 90)

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng hoảng nên đã tác động đến nhiều lĩnh vực. Dẫn tới những biến động lớn trong nước làm ảnh hưởng tới ngành xây dựng nói chung và Công ty nói riêng.

Th nht: Về thực trạng nguồn vốn

Ở nguồn vốn nhà nước, để phục vụ cho tốc độ phát triển của đất nước, trong

điều kiện hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn đang rất yếu kém; để chuẩn bị cho các năm sắp tới, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, nhưng nguồn vốn này đã bị

giảm sút trong một số năm gần đây.

Về nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện thị trường tiêu thụ giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc triển khai các dự án, công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư xây cho công trình xây dựng sẽ bị

giảm sút.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở của doanh nghiệp, tư nhân trong điều kiện thị trường tiêu thụ suy giảm, sẽ khó có thể tăng, thậm chí dựđoán giảm sút hơn năm trước. Riêng nhà ở do dân tự xây có thể không giảm do yêu cầu bức xúc về nhà ở và giá vật liệu xây dựng đang giảm.

Những nguyên nhân trên đã làm cho ngành xây dựng gặp vô vàn khó khăn. Chúng ta có thể xem qua viễn cảnh ngành xây dựng năm 2012 để thấy rõ điều đó:

Trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng số DN đăng ký thành lập mới trong ngành này là 3.798 và 212 DN, giảm 23,9% và 54,8% so với cùng kỳ năm 2011. So với cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ DN giải thể, dừng hoạt động của ngành xây dựng tăng

16%, chiếm 3,9% trên tổng số DN đang hoạt động và kinh doanh bất động sản tăng 0,1%, chiếm 4,7% trên tổng số DN đang hoạt động.

Trong năm 2011, chỉ số lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE) của ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản giảm tương ứng là 12% và 7,46%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế vĩ mô trong nước biến động kèm theo các chính sách thắt chặt tiền tệ ban hành đã siết chặt nguồn tín dụng đối với nhóm ngành bất động sản khiến cho thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, hàng loạt dự án ngưng trệ do thiếu vốn. Lãi suất tín dụng duy trì ở mức cao làm tăng chi phí vốn của DN, giảm hiệu suất

đầu tư, khiến các DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động dẫn đến chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án hoặc giải thể, dừng hoạt động.

Trước những khó khăn của ngành đã ảnh hưởng không nhỏ tới thực thi các dụ án và qoay vòng vốn của Công ty. Nó không những ảnh hưởng tới toàn ngành mà ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty: Lợi nhuận liên tục giảm, khả

năng thanh khoản thấp. Tiều nhận được sau khi hoàn thành dự án chậm. Đôi khi Công ty phải bỏ tiền ra để thanh toán trước các khoản chi phí. Nhưng nhờ có những chính sách ưu đãi tốt với nhân viên, toàn thể cán bộ công nhân viên quyết tâm đồng lòng để vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

Th 2, Thực trạng BĐS Việt Nam

Thực trạng của bất động sản hiện nay có thể nói gọn trong cụm từ “ba dở

dang, ba sụt giảm” , ba dở dang đó là dự án dở dang, công trình dở dang và đền bù dở dang, còn ba sụt giảm đó là giá sụt giảm, giao dịch sụt giảm và sức mua sụt giảm.

- Tồn kho quá lớn

Theo báo từ Quỹ Dragon Capital thì con số hàng tồn kho căn hộđể bán lên đến 70.000 căn ở cả Tp.HCM và HN, nếu trung bình khoảng 2 tỷ đồng mỗi căn thì số

vốn đang chết đứng ởđây khoảng 140.000 tỉ. Đây mới chỉ dừng lại ở mảng căn hộ, còn biệt thự, liền kề chưa tính đến.

Bên cạnh đó, cũng nói đến con số về hàng tồn kho, CBRE Việt Nam lại đưa ra có phần khiêm tốn hơn. Theo đơn vị này, tính đến nay số căn hộ còn tồn tại HN khoảng 21.000 căn, và Tp.HCM khoảng 18.000 căn. Trung bình mỗi căn hộ có giá

trị 2,2 tỷ đồng, như vậy, theo con số này thì số vốn “chôn” trong bất động sản ở

mức khoảng 86.000 tỷ.

Còn theo con số thống kê đến hết quý 2 năm 2012 từ 70 DN bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị hàng tồn kho lên đến 72.405 tỷ đồng tương đương khoảng 3,1 tỷ USD. Có 18/72 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷđồng.

Những con số này tuy chưa phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng của bất

động sản còn đang tồn trên thị trường hiện nay là bao nhiêu. Tuy nhiên, đó cũng là con số tương đối để chúng ta có thể hình dung ra bức trang hàng tồn hiện nay là lớn cỡ nào. Và hàng tồn kho bất động sản cũng đang là gánh nặng cho nhiều DN, mối lo lớn cho nền kinh tế.

- Kinh doanh thua lỗ

Hầu hết các DN bất động sản hiện nay đều bị thua lỗ, có nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ xấu tăng, nợ vay lớn, không thể cơ cấu lại nợđến hạn, hàng tồn kho lớn không bán được.

Theo thống kê về các DN niêm yết cho thấy, đến tháng 8-2012 trên HSX nhóm DN bất động sản đứng thứ 4 về sụt giảm điểm khoảng -9,2% so với tháng 7 còn trên HNX thì đứng thứ 3 với mức giảm -13,1%.

Xét trong nhóm 12 DN bất động sản niêm yết có kết quả kinh doanh tốt trong quý 4 năm 2011 thì đến quý 2 năm 2012 hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các đơn vị này sụt giảm từ 25,2% về còn 7,93%.

Ở thời điểm hiện nay, nhiều DN cũng đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý 3- 2012. Một số DN lớn có kết quả không mấy khả quan, thua lỗ hoặc lãi rất thấp. Chẳng hạn như SJS quý tiếp tục lỗ do không có nguồn thu, đến hết quý 2 đơn vị này lỗ lũy kế 179 tỉ.

Hay như PVX lỗ lũy kế 9 tháng lên đến 546 tỉđồng, NTL chỉđạt 7,4 tỉđồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3, SHN lỗ hơn 24 tỉđồng trong quý 3 nâng tổng số lỗ lên 235 tỉ, MCG cả 9 tháng chỉ lãi 3,5 tỉđồng,…

- Nhà đầu tư nước ngoài “chùn tay” vì tham nhũng

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính 11 tháng đầu năm 2012 vốn FDI tăng thêm và cấp mới vào BĐS đạt 1,84 tỷ USD trong tổng mức vốn FDI đăng ký là

7,25 tỷ USD. Cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều không tự tin khi đầu tư

vào thị trường mà các vấn đề từ giá đất thiếu hợp lý đến vấn đề tham nhũng khiến các giao dịch gặp khó khăn.

Trên là những thực trạng của thị trường BĐS của Việt Nam. Nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng và tới tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 3- 2. Tình hình khó khăn của thị trường BĐS đã làm cho mảng kinh doanh nhà của Công ty bị hoãn nhiều dự án. Nhiều hợp đồng mua bán nhà bị chậm lại hoặc bị hủy do vấn đề về thanh khoản.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 3 - 2 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)