đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút ngày càng nhiều nhân lực: - Năm 2000 chỉ có 407.565 người, thì đến năm 2001 tăng lên 489.287 người, năm 2002 tăng lên 691.088 người, năm 2003 là 860.259 người, năm 2004 tăng lên 1.044.851 người, năm 2005 tăng lên 1.220.616 người, năm 2006 tăng lên 1.445.374 người và năm 2007 là 1.685.861 người. Trong 7 năm mà số người lao
động tăng lên 1.278.296 người, tăng hơn 4 lần so với năm 2000.
- Theo kết quả điều tra, hiện nay có khoảng 74% lao động có việc làm ổn
định, 22% lao động không có việc làm ổn định, 4% thiếu việc làm. Chỉ có khoảng 50% lao động có đào tạo được làm đúng nghề, 10% lao động làm việc trái với chuyên môn đào tạo.Mặc dù phải làm việc với cường độ cao, thời gian lao động kéo dài,song thu nhập bình quân của NLĐ trong các doanh nghiệp FDI thấp, không cao hơn so với mặt bằng thu nhập của lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác. Phần lớn lao động có mức thu nhập thấp từ 1.500.000 - 2.000.000 đồng/ tháng.
Ở các doanh nghiệp sản xuất giày da, dệt may, 80% người lao động có thu nhập xấp xỉ 2.000.000 đồng, trong đó lương cơ bản chỉ khoảng 1.200.000 đồng và các khoản khác như phụ cấp chuyên cần, ăn ca... khoảng 800.000 đồng.
Thu nhập thấp nhất thuộc nhóm lao động phổ thông; thu nhập cao nhất thuộc nhóm lao động kỹ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Mức thu nhập có thể
1.2.3.2. Những mặt đã làm được trong quản trị nhân lực
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là những doanh nghiệp sử
dụng lao động ở Việt Nam hiệu quả nhất. Tiêu chí của họ: Sử dụng nhiều lao động có trình độ cao và tạo ra hiệu quả cao ở khu vực này, hiệu quả đến từ chính sách tuyển dụng và quản trị nhân sự chuyên nghiệp: Các doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam đã mang phong cách quản trị chuyên nghiệp được xây dựng từ trước đó nhiều năm. Cách thức tuyển dụng của họ không phải là chọn được người “vừa mắt” với người chủ doanh nghiệp mà là người thích hợp và có khả năng đảm đương tốt với từng công việc cụ thể. Chính vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, họ đã chọn được những nhân viên và cán bộ quản lý năng động, đủ năng lực để làm việc. Bằng chế độđãi ngộ xứng đáng (lương, thưởng, phúc lợi và cơ hội đào tạo, thăng tiến) mà họ đang áp dụng, các doanh nghiệp FDI luôn là lựa chọn hàng đầu của những nhân viên “được việc”.
So với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài quản trị nhân lực tốt hơn hẳn. Nếu nhìn vào lương hàng tháng của một nhân viên trong doanh nghiệp nước ngoài ta tưởng là cao, nhưng thực chất tính trên năng suất lao động thì tiền lương đấy lại thấp hơn so với doanh nghiệp Việt Nam. Một câu hỏi là tại sao họ làm được như thế: Chính là họ biết cách tận dụng tối đa được nguồn nhân lực.
Có thể nói quản trị trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hiệu quả cao nhất và đạt năng suất lao động là cao nhất. Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi và rút ra kinh nghiệm quản trị nhân lực cho Công ty mình.
1.2.3.3. Những bất cập trong quản trị nhân lực
Trong thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài hầu như chỉ mới khai thác nguồn lao động chi phí thấp chứ chưa thực sự coi trọng việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển công nghiệp nội địa.
Kết quả một cuộc khảo sát của Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) được thực hiện trong hơn 100 doanh nghiệp điện tử gần đây cho thấy, các Công ty trong nước tuyển dụng từ 10 – 64% lao động có trình độ cao đẳng trở lên, trong khi đó con số tuyển dụng cùng trình độ tương ứng ở khu vực FDI chỉở mức từ 4 - 10%.
Các ngành công nghiệp Việt Nam cơ bản vẫn chỉ sản xuất được những mặt hàng đơn giản, những sản phẩm công nghệ cao cũng mới chỉ là lắp ráp. Chính vì các công đoạn cần kỹ thuật cao chưa phải do lao động Việt Nam đảm nhận, nên việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp FDI của nhân lực trong nước, chưa được nhiều.
Nguyên nhân của vấn đề này là: Thiếu nguồn lao động chất lượng cao. Một thực tếđang diễn ra: Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động
đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sởđào tạo trong và ngoài nước cấp. Nhân lực đào tạo các bậc hàng năm vẫn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu cầu xã hội. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng thừa, thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, CNTT, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thấp so với các nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉđạt 3,79 điểm - xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Nguồn nhân lực có chất lượng thấp có nguyên nhân chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế.Với hơn 50 triệu người ởđộ
tuổi lao động, nhưng số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ
thuật rất thấp, mới chiếm 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỉ lệ: ĐH và trên ĐH là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và CNKT là 0,92; trong khi trên thế giới, tỉ lệ này là 1-4-10. Cơ cấu ngành nghề cũng mất cân đối: Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp còn ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi
đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao.