Đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 3 - 2 (Trang 38 - 39)

1.2.2.1. Nhn xét khái quát v thc trng ngun nhân lc các doanh nghip tư

nhân

Nhìn vào bảng 1 ta thấy:

- Số lượng người lao động ở khu vực doanh nghiệp tư nhân tăng lên rõ rệt từ năm 2000-2007: năm 2000 số lượng lao động là 1.040.902 người, năm 2001 là 1.329.615 người, năm 2002 là 1.706.857 người, năm 2003 tăng lên 2.049.891 người, năm 2004 tăng lên 2.475.448 người, năm 2005 tăng lên 2.979.120 người, năm 2006 tăng lên 3.369.855 người, năm 2007 tăng lên 3.933.182 người.

- Tỷ lệ trong tổng cơ cấu lao động cũng tăng lên từ 29,42% năm 2000, tăng lên 33,8% năm 2001, 36,65% năm 2002, 39,61% năm 2003, 42,90% năm 2004, 47,76% năm 2005, 50,19% năm 2006, và 53,28% năm 2007

Nhìn tổng thể, vai trò của khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2012 tăng lên rõ rệt, đặc biệt là về khả năng thu hút nguồn lao

động, tạo việc làm.

Tốc độ tăng trưởng số lao động sử dụng của doanh nghiệp tư nhân hàng năm là 22,67%, cao nhất trong các thành phần kinh tế. Đây là con sốđược công bố theo kết quả tổng điều tra doanh nghiệp từ năm 2001 đến năm 2009 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Theo đó, năm 2000, hơn 31 nghìn doanh nghiệp tư nhân tạo ra được hơn 850 nghìn việc làm, chiếm 24,28% tổng số việc làm tạo ra trong khu vực doanh nghiệp chính thức và chỉ bằng 65% số lượng việc làm mà riêng các doanh nghiệp nhà nước Trung ương tạo ra. Nhưng tính đến cuối năm 2011, các doanh nghiệp tư

nhân chính thức đã tạo ra được 4,3 triệu việc làm, chiếm hơn 54% tổng số việc làm của các doanh nghiệp chính thức tạo ra và gấp gần 4 lần tổng số việc làm mà các doanh nghiệp nhà nước Trung ương tạo ra. Con số này đã góp phần đáng kể cho quá trình tạo việc làm cho hơn 1,2 triệu người tham gia thị trường lao động mỗi năm và duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp ở Việt Nam trong thập kỷ qua (ở mức 4-5% trong giai đoạn 2000-2011).

Mức thu nhập cho người lao động ở khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng được cải thiện đáng kể. Tính trung bình, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao

người của năm 2000, tính theo giá năm 2000). Con số này đã tăng lên 32 triệu

đồng/người/năm, gần gấp đôi mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2008

1.2.2.2. Nhng mt đã làm được trong qun tr nhân lc

Việc quản trị nhân lực ở khu vực doanh nghiệp tư nhân có một số nét nổi bật như sau:

Số lượng tăng lên, chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chất lượng nguồn nhân lực cũng tăng lên để đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của các doanh nghiệp.

Nếu như các doanh nghiệp nhà nước thường phải “ưu tiên” về số lượng, thì các doanh nghiệp tư nhân buộc phải coi trọng chất lượng nhân lực mà họ tuyển dụng để phục vụđúng nhu cầu sản xuất.

Quá trình tuyển dụng diễn ra công bằng và minh bạch hơn so với các doanh nghiệp nhà nước, dựa trên việc tính toán hiệu quả công việc của nhân lực.

Nếu như trong các doanh nghiệp nhà nước nguồn lao động dù không đáp ứng

được yêu cầu công việc thì 55 tuổi với nữ, và 60 tuổi với nam mới về hưu, còn ở

các doanh nghiệp tư nhân nếu làm việc không hiệu quả sẽ bị sa thải.

Quản trị nhân lực ngày càng được chú trọng hơn trong các doanh nghiệp tư

nhân. Sự tiến bộ của QTNL được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các DN hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản trị nhân lực ở các DN hiện nay vẫn còn gặp nhiều thách thức. Khó khăn và thách thức đối với các DN tư nhân ở Việt Nam hiện nay không chỉ là thiếu vốn, hay trình

độ kỹ thuật còn thấp và làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 3 - 2 (Trang 38 - 39)