(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
- Biến phụ thuộc: Sự hài lịng trong cơng việc
- Các biến độc lập: (1) Lãnh đạo, (2) Đào tạo và phát triển, (3) Truyền thông nội bộ, (4) Lương thưởng.
1.7.1.1. Lãnh đạo
Sự hài lòng của nhân viên
Lãnh đạo
Lương thưởng Truyền thông nội
bộ
Đào tạo và phát triển
Phong cách lãnh đạo hỗ trợ và tham gia trong các tổ chức có tác động lớn đến động lực làm việc của nhân viên và cả hoạt động marketing nội bộ (Voola, Casimir, & Haugen, 2003). Voola et al.(2003) lập luận rằng các phong cách lãnh đạo hiệu quả và hỗ trợ được sử dụng bởi các nhà quản lý ảnh hưởng gián tiếp đến các chiến lược marketing nội bộ, tầm quan trọng của việc quản lý nhân viên (người liên lạc thường xuyên với người tiêu dùng dịch vụ). Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quản lý đóng vai trị là hình mẫu cho cấp dưới trực tiếp của họ. Người quản lý cần trao quyền cho cấp dưới của họ bằng nhiều cách, và không giới hạn trong việc thực hiện ý tưởng của họ (Harris & Ogbonna,2001). George (1990) cho rằng hỗ trợ từ quản lý là thành phần quan trọng nhất của marketing nội bộ, bởi vì nó truyền đạt tới nhân viên của mình rằng cơng việc của họ được coi là quan trọng. Lãnh đạo hỗ trợ và tham gia cung cấp một môi trường làm việc thân thiện, thúc đẩy văn hóa và định hướng thị trường (Harris & Ogbonna, 2001). Do đó, trao quyền cho nhân viên ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của họ, nâng cao mức độ hài lòng thu được từ các khách hàng bên ngồi trong q trình cung cấp dịch vụ (Barroso, Martin, & Martin,2004; Lee, Lee, & Kang, 2012). Do vậy, “lãnh đạo” có ảnh hưởng tích cực đền sự hài lịng của nhân viên và là một yếu tố của marketing nội bộ.
1.7.1.2. Đào tạo và phát triển
Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, sự thành công hay thất bại của một tổ chức được cho là bản lề một phần dựa trên khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ để giải quyết các vấn đề đang phát triển ở các mức độ khác nhau về khó khăn trong cuộc gặp gỡ của họ với khách hàng (Ling, Yih, Eze, Gan, & Ling, 2008). Các kết quả của phần lớn nghiên cứu về marketing nội bộ đã khẳng định tầm quan trọng của đào tạo và phát triển như là một thành phần cốt lõi của marketing nội bộ (Ahmed & Rafiq, 2003; Lee và cộng sự, 2012; Tsai & Wu, 2011). Tri thức là một trong những thành phần quan trọng có thể thúc đẩy tổ chức để có lợi thế cạnh tranh bền vững (Tseng, 2009). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đào tạo và phát triển tác động nhiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc (Joo & Park, 2010; Turkyilmaz,
Akman, Ozkan, & Pastuszak, 2011). Do vậy, “đào tạo và phát triển” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của nhân viên và là một yếu tố của marketing nội bộ.
1.7.1.3. Truyền thông nội bộ
Cấu trúc của thông tin và truyền thông nội bộ là một trong những phổ biến nhất trong hoạt động marketing nội bộ. Đó là sự chuẩn bị tốt cho một nhân viên và được áp dụng song song với truyền thơng marketing bên ngồi. Thông tin liên lạc nội bộ tốt hơn khi chúng được truyền đạt một cách đầy đủ đến khách hàng nội bộ, đó là các nhân viên. Điều này làm cho thông tin và truyền thông trở thành chức năng không thể thiếu của marketing nội bộ (Lings, 2004). Một hệ thống truyền thơng tích hợp giao tiếp nội bộ với giao tiếp bên ngồi cho phép nhân viên hịa nhập vào một tổ chức tốt hơn, mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của họ, dẫn đến hiệu quả dịch vụ khách hàng và sự hài lòng của cả khách hàng nội bộ và bên ngồi (Grưnroos & Gummerus, 2014). Truyền thông nội bộ hiệu quả giúp cải thiện sự tự tin, đảm bảo về khả năng cung cấp thơng tin cơng việc, làm tăng sự hài lịng của nhân viên. Do vậy, “truyền thơng nội bộ” có ảnh hưởng tích cực đền sự hài lịng của nhân viên và là một yếu tố của marketing nội bộ.
1.7.1.4. Lương thưởng
Định nghĩa cơ bản của lương thưởng là một cái gì đó được đưa ra để cơng nhận dịch vụ, nỗ lực hoặc thành tích (Shelley, 2011). Nó bao gồm từ các ưu đãi tiền tệ, chẳng hạn như thanh toán tiền thưởng, cũng như các giải thưởng phi tiền tệ, chẳng hạn như khen ngợi và công nhận. Lương thưởng cũng có thể là nội tại, như với niềm vui mà nhân viên có thể có được khi thực hiện cơng việc. Hầu hết các tổ chức sử dụng một hệ thống khen thưởng để lôi kéo nhân viên cam kết tiếp tục phục vụ tổ chức. Một tính năng quan trọng của hệ thống khen thưởng tổ chức là sự công bằng cho nhân viên (Slåtten, 2009). Hệ thống khen thưởng công bằng tạo ra những nhân viên trung thành, khi nhân viên có được sự hài lịng từ cơng việc thì họ sẽ cung cấp hiệu suất vượt trội xuất phát từ sự gắn bó cảm xúc mà họ có được từ các chương trình khen thưởng công bằng (Jeon & Choi, 2012; Lenka, Suar, &
Mohapatra, 2010). Nghiên cứu trong quá khứ đã kết luận rằng nhận thức của nhân viên về việc được khen thưởng tương xứng cho nỗ lực của họ mang lại cho họ rất nhiều sự hài lòng (Jeon & Choi, 2012; Lenka et al., 2010). Do vậy, “lương thuởng” có ảnh hưởng tích cực đền sự hài lịng của nhân viên và là một yếu tố của marketing nội bộ.
Như vậy, các yếu tố trong mơ hình của M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017) đều có tính đại diện và khả năng khái quát cao nên tác giả quyết định chọn những yếu tố này (gồm: Lãnh đạo, Đào tạo và phát triển, Truyền thơng nội bộ, Lương thưởng) vào mơ hình nghiên cứu đề xuất. Tuy nhiên, do nghiên cứu của M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017) được thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ của nhà hàng nên để xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp nhằm đánh giá marketing nội bộ tác động đến sự hài lịng trong cơng việc, cụ thể là sự hài lòng của nhân viên Sopet Gas One, tác giả sẽ xem xét và điều chỉnh các yếu tố cịn lại trong mơ hình để đưa vào mơ hình đề xuất.
1.7.2. Tổng hợp thang đo và biến quan sát
Kế thừa thang đo của các nghiên cứu trước và kết quả thảo luận nhóm (Phụ
lục 2), thang đo được điều chỉnh theo Bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2: Tổng hợp thang đo và biến quan sát
Mã hóa Các biến quan sát Nguồn
Thang đo “Lãnh đạo” (LĐ) LĐ1 Tầm nhìn của cơng ty được lãnh đạo truyền đạt tốt
đến tất cả nhân viên.
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
LĐ2 Lãnh đạo luôn tôn trọng nhân viên. Thảo luận nhóm
LĐ3 Lãnh đạo có khả năng giải quyết các vấn đề của nhân viên.
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
LĐ4 Lãnh đạo luôn giúp đỡ, tư vấn, hướng dẫn nhân viên khi cần thiết.
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
LĐ5 Lãnh đạo tổ chức các cuộc họp thường xuyên với nhân viên
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
Thang đo về “Đào tạo và phát triển” (ĐT) ĐT1 Công ty quan tâm sự phát triển kiến thức và kỹ
năng của nhân viên
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
ĐT2 Phát triển kỹ năng và kiến thức của nhân viên được công ty thực hiện liên tục
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
ĐT3 Công ty tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho nhân viên
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
ĐT4 Nhân viên được đào tạo đúng cách để thực hiện tốt cơng việc của mình
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
ĐT 5 Nhân viên được tạo nhiều cơ hội thăng tiến trong
cơng việc Thảo luận nhóm
Thang đo về “Truyền thông nội bộ” (TT)
TT1 Công ty rất quan tâm đến giao tiếp với nhân viên M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
TT2 Truyền thông nội bộ của công ty phù hợp với hoạt động bên ngồi của cơng ty
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
TT3 Công ty truyền đạt cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của mình
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
TT4 Thông tin được thu thập từ nhân viên được sử dụng để cải thiện công việc
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
TT5 Lãnh đạo thường gặp gỡ nhân viên và truyền đạt các vấn đề hoạt động của công ty
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
Thang đo về “Lương thưởng” (LT) LT1 Công ty có hệ thống đo lường thành tích để khen
thưởng khuyến khích nhân viên
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
LT2 Công ty trả lương tương xứng với sự đóng góp của nhân viên
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
LT3 Nhân viên có thành tích xuất sắc được khen thưởng M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
Thang đo về “Sự hài lòng của nhân viên” (HL) HL1 Anh/chị hài lòng với mức lương của mình trong
công ty
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
HL2 Anh/chị hài lịng với cơ hội thăng tiến trong cơng việc
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
Jichul Jang (2017)
HL4 Anh/chị hài lòng với mối quan hệ của các đồng nghiệp trong công ty
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
HL5 Anh/chị hài lòng và tin tưởngvào sự lãnh đạo của công ty
M. Sadiq Sohail và Jichul Jang (2017)
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về marketing và chú trọng vào marketing nội bộ để người đọc hiểu sợ lược về các vấn đề. Marketing nội bộ cũng như marketing đối ngoại, chỉ khác nhau ở đối tượng mà marketing thực hiện. Điều đó cho thấy được rằng marketing nội bộ có tác động tích cức đến sự hài lịng của khách hàng nội bộ (nhân viên) thông qua các yếu tố đến từ (1) sự tham gia và hỗ trợ từ lãnh đạo, (2) đào tạo và phát triển nghề nghiệp, (3) thông tin và giao tiếp nội bộ giữa công ty với nhân viên và giữa nhân viên với nhau, (4) chính sách khen thưởng phù hợp với thành tích của nhân viên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MARKETING NỘI BỘ TẠI CƠNG TY TNHH SOPET GAS ONE
2.1. Tổng quanvề Cơng ty TNHH Sopet Gas One 2.1.1. Giới thiệu Công ty 2.1.1. Giới thiệu Công ty
Công Ty TNHH Sopet Gas One được chính thức thành lập ngày 05 tháng 05 năm 2006. Đầu tiên cơng ty có tên là Cơng Ty Liên Doanh Gas Sopet; tên giao dịch là Sopet Gas Joint Venture Company do 2 bên:
Bên Việt Nam gồm:
- Công Ty TNHH MTV Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp (Petimex), địa chỉ tại số 140, Quốc lộ 30, Phường Mỹ Phú, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Bên nước ngoài gồm:
- Saisan Co., Ltd, địa chỉ tại 1-11-5, Sakuragi-cho, Omiya-ku, Saitama city, Saitama Perfecture, Nhật bản.
- Sojitz Corporation (SJC), địa chỉ tại 1-19-7 Ushikubohigashi, Tsuzuki-ku, Yokohama-shi, Kanagawa 224-0014, Nhật bản.
Hợp tác thành lập Doanh nghiệp liên doanh theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Ngày 30 tháng 6 năm 2008 chính thức đổi tên thành Cơng Ty TNHH Sopet Gas One với tên giao dịch là Sopet Gas One Company Limited.
- Loại hình doanh nghiệp: Cơng Ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
- Địa chỉ trụ sở chính: Ấp 2, Xã Phước Khánh, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai.
- Văn phòng giao dịch: Lầu 8, Phòng 8.10, Tòa nhà Paragon, Số 3 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
- Ngành nghề kinh doanh : Nhập khẩu, tồn trữ, đóng bình và tiêu thụ LPG. Thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì thiết bị sử dụng LPG cho khách hàng, cho thuê bồn chứa LPG. Sản phẩm của doanh nghiệp được phân phối và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
- Mã số thuế: 3600817399
- Vốn điều lệ: 61.249.020.000 (sáu mươi mốt tỷ hai trăm bốn mươi chín triệu khơng trăm hai mươi ngàn) VND tương đương 2.940.000 ( hai triệu chín trăm bốn mươi ngàn) USD.
Bảng 2.1: Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư
STT Tên thành viên sáng lập Vốn góp (VN đồng) Vốn góp (tương đương USD) Tỷ lệ vốn góp 1 Saisan Co., Ltd 45.936.765.000 2.205.000 75.0% 2 Công Ty TNHH MTV
Thương Mại Dầu Khí Đồng
Tháp (Petimex) 12.494.800.080 600.000
20.4%
3 Sojitz Corporation (SJC) 2.817.454.920 135.000 4.6%
4 Tổng cộng 61.249.020.000 2.940.000
(Nguồn: Dữ liệu nội bộ)
Mục tiêu của công ty là tiến hành và thực hiện Hoạt động kinh doanh. Căn cứ theo pháp luật Việt Nam, giấy chứng nhận Đầu tư và sự chấp thuận của Cơ quan có thẩm quyền Liên quan nếu pháp luật Việt Nam u cầu, cơng ty có thể tự mình tiến hành các hoạt động hoặc phối hợp với các cá nhân, công ty, doanh nghiệp, các đơn vị hoặc các tổ chức kinh tế khác và có thể thành lập văn phòng, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác trong và ngồi Việt Nam. Cơng ty sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam đối với tồn bộ hoạt động của mình.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức công ty 2.1.2.1. Đặc điểm chung 2.1.2.1. Đặc điểm chung
Các nhân viên luôn ý thức về vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mình một cách rõ ràng trong q trình làm việc tại cơng ty.
Cơng ty bao giờ cũng có mục tiêu chung và cụ thể mà nhờ đó mà mọi người mới tự nguyện tham gia phấn đấu vì mục tiêu chung để đạt được mục tiêu riêng của mình và ngược lại.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức