Quá trình hình thành và phát triển của KTNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KTNB

2.1.1. Bối cảnh thực tế trên thế giới

IIA (“Institude of Internal Auditors”) là tổ chức nghề nghiệp dành cho KTVNB, thành lập năm 1941, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Sự ra đời của IIA đã chính thức đánh dấu sự hiệu quả của hoạt động KTNB trên thế giới. IIA hiện diện và được công nhận tại hơn 190 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới và hiện đang là tổ chức thiết lập và đưa ra chuẩn mực cho công tác thực hiện và triển khai hoạt động KTNB trên thế giới. Khung Thông lệ Thực hành các Chuẩn mực KTNB Quốc tế (“IPPF - International Professional Practices Framework”) được áp dụng rộng rãi trên thế giới. IIA là tổ chức duy nhất cấp bằng chuyên môn KTNB quốc tế (“CIA - Certified Internal Auditor”).

Ở Mỹ, năm 2002, sau sự sụp đổ của hai DN niêm yết là Enron và Worldcom, Đạo luật

Sarbanes Oxley được ban hành và chỉnh sửa vào năm 2004, đặt ra quy định về các Công ty niêm yết phải lập báo cáo KTNB, trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, kiểm soát. KTNB phải tuân thủ khung IPPF của IIA bao gồm sứ mệnh, định nghĩa, quy tắc đạo đức, các chuẩn mực và hướng dẫn liên quan.

Ở Pháp, KTNB chính thức được cơng nhận năm 1960. KTNB tại Pháp phát triển mạnh

biểu cho các DN niêm yết cùng ngành. Năm 1965, Viện KTVNB của Pháp được thành lập. Năm 1973, Viện nghiên cứu kiểm toán viên và kiểm soát viên nội bộ được thành lập dựa trên cơ sở của Viện KTVNB.

Các DN Châu Á cũng tổ chức KTNB theo hướng dẫn của IIA, đặc biệt là Singapore và

Malaysia. KTNB tại các công ty niêm yết ở các quốc gia này đều có quy chế KTNB

được xây dựng chi tiết. Hầu hết, các KTVNB đều có bằng cấp CIA do IIA cấp.

KTNB tăng lên đáng kể là hệ quả dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt DN bắt đầu vào

khoảng cuối thế kỷ XX (Moeller, 2004; Swinkels, 2012; Gamage và cộng sự, 2014). Lý do chủ yếu của sự sụp đổ của các DN ở các quốc gia là khác nhau, ví dụ như Nigeria và Kenya, là sự thiếu hiệu quả của chức năng KTNB. Do đó, sự sụp đổ này là tiền đề cho sự chuyển biến và phát triển mạnh của KTNB ở các quốc gia (Okafor & IBadin, 2009; Changwony & Rotich, 2015). Điều này trở thành mối liên hệ, cho thấy bộ phận KTNB hiệu quả là nhân tố quyết định sự sống cịn của các DN.

DN có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Do đó, đây là trụ cột của nền kinh tế quốc gia (Keating, 2014). Chính vì vậy, việc tổ chức và vận hành hiệu quả bộ phận KTNB không thể giảm sút. KTNB hiệu quả sẽ đem lại hệ quả tích cực với tính an tồn và ổn định của DN (Gamage và cộng sự, 2014).

2.1.2. Bối cảnh thực tế tại Việt Nam

Ngày 28 tháng 10 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 832- TC/QĐ/CĐKT về việc ban hành quy chế KTNB áp dụng cho các DN nhà nước. Tuy nhiên, sau 20 năm vận hành, các DN đã tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót từ quan điểm, nhận thức vai trị của KTNB đến việc áp dụng KTNB tại các DN.

Nam. Đến nay, Việt Nam chỉ mới có quy định trách nhiệm của đơn vị có lợi ích cơng chúng trong việc xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức KTNB trong Luật Kiểm toán Độc lập 2011, đề cập đến KTNB trong Luật kế toán 2015. Đáng kể nhất là việc ban hành Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng với công ty đại chúng.

Ngày 22 tháng 1 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2019/NĐ-CP về KTNB, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2019. Theo Nghị định này, những cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp sẽ phải thực hiện cơng tác kiểm tốn nội bộ. Đây được xem là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động kiểm toán nội bộ tại các đơn vị, các công ty niêm yết, các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nước hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con. Có thể nói trước khi Nghị định 05/2019/NĐ-CP ra đời, ở Việt Nam về cơ bản chưa có văn bản riêng quy định thống nhất cụ thể về KTNB, mà chỉ có một số quy định rải rác ở một số ngành nghề như quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Việc ra đời của Nghị định 05/2019/NĐ-CP phù hợp với bối cảnh quản trị công ty đang được thúc đẩy mạnh ở Việt Nam, cùng với luật Chứng khoán đang

được sửa đổi và nguyên tắc quản trị công ty dự kiến được ban hành, Nghị định sẽ giúp đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư đang tham gia thị trường, đồng thời nâng cao tính

minh bạch của thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)