CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu
Phần này thực hiện kết quả từ việc phân tích dữ liệu kinh tế. Phần này bắt đầu bằng
những câu hỏi liên quan đến tỷ lệ và đặc điểm nhâu khẩu học, sau đó, phân tích độ tin cậy của dữ liệu thu thập được thông qua bảng câu hỏi. Các thử nghiệm về phân phối
chuẩn và mối tương quan được thực hiện. Bảng câu hỏi được gửi đến các nhân viên
KTNB và các nhân viên chịu tác động bởi KTNB của các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong số 266 kết quả thu thập về, có 265 kết quả có thể sử dụng để phân tích. Tỷ lệ phản hồi của bảng câu hỏi là 100%.
Đặc điểm mẫu được khảo sát bao gồm đơn vị công tác, lĩnh vực công tác, trình độ và
lĩnh vực học vấn, kinh nghiệm cơng tác trong lĩnh vực nghiên cứu.
Liên quan đến trình độ học vấn, người tham gia khảo sát được hỏi về trình độ học vấn
cao nhất của họ. Theo phản hồi thu được, 77,0% số người được hỏi có bằng cấp cử nhân là bằng cấp cao nhất, phần cịn lại, 23,0% số người được hỏi có bằng cấp thạc sĩ liên quan đến kế tốn - tài chính. Thêm vào đó, có 38,1% có bằng cấp quốc tế liên quan đến
kế tốn - tài chính như ACCA, CPA Australia, CIA, CFA, … Số liệu thống kê cụ thể
được mô tả trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Trình độ học vấn
Tần số % % hiệu quả % lũy kế
Dưới trung cấp 0 0,0% 0,0% 0,0% Trung cấp 0 0,0% 0,0% 0,0% Đại học 204 77,0% 77,0% 77,0% Thạc sĩ 61 23,0% 23,0% 100,0% Trên thạc sĩ 0 0,0% 0,0% 100,0% TỔNG CỘNG 265 100,0% 100,0% 100,0%
Nguồn: Khảo sát tháng 3 năm 2019
Dựa trên kết quả này, ta có thể kết luận được, hầu hết, những nhân viên KTNB, nhân viên chịu ảnh hưởng bởi KTNB có đầy đủ năng lực về kiến thức. Tất cả đều có được bằng cấp từ Đại học trở lên. Kết quả này phù hợp với yêu cầu của Chuẩn mực KTNB
(IIA, 2011), và các nghiên cứu trước đây (Al-Twaijry, và cộng sự, 2003; Mihret &
Woldeyohannis, 2008; Mihret, và cộng sự, 2010; Abu-Azza, 2012; George, và cộng sự, 2015). Xét về chuyên môn, các KTVNB chưa có đủ các chứng chỉ chuyên nghiệp theo yêu cầu của IIA. Các chứng chỉ chuyên nghiệp có chất lượng liên quan đến việc tăng thêm giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nói chung và từng bộ phận của DN nói riêng (Bou-Raad & Capitanio, 1999). Theo phản hồi của bảng khảo sát, các DN hiện tại đang thiếu các nhân viên có đầy đủ chứng chỉ KTNB chuyên nghiệp. Thêm vào đó, rất khó để đạt được hiệu quả nếu DN thiếu những nhân viên này (Okafor & IBadin, 2009; Cohen & Sayag, 2010; Abu-Azza, 2012). Kết quả này ít hơn rất nhiều so với các nghiên cứu trước đây tại Anh (62,4%) , Ireland (62,4%), Bỉ (55,9%) và Hà Lan (48,4%). Nhưng
kết quả này là phù hợp với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam với hơn 80% DN vừa và nhỏ.
Liên quan đến lĩnh vực học vấn, bài nghiên cứu khảo sát về lĩnh vực học vấn cao nhất của người được khảo sát. Trong đó, có 191 phản hồi, tương ứng với 72,1% tốt nghiệp từ ngành Kế tốn / Kiểm tốn / Tài chính. Thứ hai, là ngành Quản trị - Ngân hàng, có 44 phản hồi, ứng với 16,6%. Thứ ba là các ngành học khác như Kinh tế học - Công nghệ
Thơng tin - Luật, có 30 phản hồi, ứng với 11,3%. Số liệu thống kê cụ thể được mô tả
trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Lĩnh vực học vấn
Tần số % % hiệu quả % lũy kế
Kế tốn / Kiểm tốn / Tài chính 191 72,1% 72,1% 72%
Quản trị / Ngân hàng 44 16,6% 16,6% 89%
Khác 30 11,3% 11,3% 100%
TỔNG CỘNG 265 100,0% 100,0% 100%
Nguồn: Khảo sát tháng 3 năm 2019
Hầu hết, các nhân viên KTNB đều có ngành học về Kế tốn - Tài chính. Điều này cũng bộc lộ một hạn chế là bộ phận KTNB đang bị giới hạn trong lĩnh vực tài chính - kế tốn, thiếu kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực khác.
Liên quan đến kinh nghiệm làm việc, chỉ có khoản 18 nhân viên, tương ứng với 6,8%
nhân viên, có thời gian làm việc từ 10 năm trở lên; 76 nhân viên, tương ứng với 28,7%
nhân viên, có thời gian làm việc từ 5 năm đến dưới 10 năm; 113 nhân viên, tương ứng
với 42,6% nhân viên, có thời gian làm việc từ 2 năm đến dưới 5 năm; 58 nhân viên,
tương ứng với 21,9% nhân viên, có thời gian làm việc dưới 2 năm. Số liệu thống kê cụ thể được mô tả trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kinh nghiệm làm việc
Tần số % % hiệu quả % lũy kế
Dưới hai (2) năm 58 21,9% 21,9% 21,9%
Từ hai (2) năm đến dưới
năm (5) năm 113 42,6% 42,6% 64,5%
Từ năm (5) năm đến
dưới mười (10) năm 76 28,7% 28,7% 93,2%
Trên mười (10) năm 18 6,8% 6,8% 100,0%
TỔNG CỘNG 265 100,0% 100,0% 100,0%
Nguồn: Khảo sát tháng 3 năm 2019
Qua đó, ta thấy được, ở Việt Nam, bộ phận KTNB trong các DN đang còn non nớt, các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này phần lớn có kinh nghiệm dưới 10 năm. Điều này
cịn thể hiện số vòng luân chuyển của nhân viên trong ngành này tương đối cao. Điều
này có thể được giải thích bởi ngành KTNB ở Việt Nam vẫn chưa được chú trọng, các phúc lợi của nhân viên KTNB chưa cao, … dẫn tới chưa thu hút được nhân sự làm việc lâu dài. Kết quả này giống với các nghiên cứu trước đây bởi Mihret, và cộng sự, 2010; Abu-Azza, 2012), nhưng không giống với các nghiên cứu của George, và cộng sự, (2015) and Wubishet & Dereje, (2014).