CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả của dữ liệu và phân tích
4.3.1. Năng lực của KTVNB (COMP)
Phần này thảo luận quan điểm của những người tham gia khảo sát liên quan đến giả
thuyết về năng lực của KTVNB ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB. Về vấn đề này, người viết đánh giá năng lực của KTVNB thơng qua các yếu tố trình độ, kinh nghiệm, truyền thông hiệu quả, việc đào tạo và phát triển, và việc tiếp cận với công nghệ thông tin.
H1: Năng lực của KTVNB ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả của KTNB trong
các DN.
quan hệ mật thiết với chất lượng KTNB trong các DN ở mức ý nghĩa thống kê (P < 0.05). Độ lớn của hệ số β của biến này lên biến phụ thuộc EIA là β = 0.097 và hệ số t-value là
1.726. Giá trị dương của sig. và giá trị t-value nhỏ hơn 2 chỉ ra khơng có mối quan hệ mạnh mẽ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Hair, và cộng sự, 1998).
Sự thành thạo cơng việc bao gồm nhân viên KTNB có kiến thức tối thiểu đầu vào theo yêu cầu của công việc, thành viên kỳ cựu và có bằng cấp trong lĩnh vực cụ thể như CIA (IIA, 2011; Abu-Azza, 2012; Mihret, và cộng sự, 2010). Ngày nay, một vài DN đã thuê nhóm KTNB với yêu cầu tối thiểu cho các nhân viên mới phải có bằng cử nhân trong lĩnh vực kế tốn tài chính và ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán. Tùy vào cấp bậc, vị trí mà các điều kiện này càng cao. Tuy nhiên, điều đặc biệt là, không yêu cầu ứng viên phải có CIA. Theo khảo sát, có ý kiến như sau:
“Nếu tìm những người có bằng cấp, đó là một điều tốt, nhưng đó khơng phải là tiêu chí của DN. Nguyên nhân là do hiện tại bằng cấp này chưa được phổ biến tại Việt Nam, việc tìm ra nhân sự cũng sẽ khó khăn hơn so với các ứng viên khác. Đồng thời, lương trả cho họ cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cơng việc chưa cần địi hỏi những bằng cấp đó.”
Giống với các nghiên cứu trước đây, các KTVNB chưa thực sự nắm được các chuẩn
mực IIA về Thực hành KTNB Chuyên nghiệp (Abu-Azza, 2012) và những nhân viên
này thiếu các chứng chỉ của CIA, chủ yếu là do khơng có cơ hội để học các bằng cấp
này. Điều này có nghĩa là, các DN chưa thực sự quan tâm đến việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhân viên của mình có được chứng chỉ KTNB chuyên nghiệp.
Kiểm toán viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi các vấn đề với những đối tượng
được kiểm toán (Hassall, và cộng sự, 1996; Turley & Zaman, 2007; Peursem, 2005). Về
vấn đề này, một ý kiến khác cho rằng:
Mọi vấn đề bắt đầu từ thái độ, nên rất khó để có được những trao đổi hiệu quả giữa KTVNB và đối tượng được kiểm toán.”
Kết quả này giống với một nghiên cứu trước đây của Al-Twaijry, và cộng sự, (2003), nghiên cứu về sự thiếu hiệu quả trong việc giao tiếp giữa KTVNB và đối tượng được kiểm toán tại các tổ chức Saudi Arabia. Trưởng bộ phận KTNB đồng ý rằng mối quan hệ giữa KTVNB và đối tượng được kiểm toán rất phức tạp, bởi vì, sự hiểu biết về vai trị của KTVNB rất mờ nhạt trong ý thức của đối tượng được kiểm tốn. Thêm vào đó, các
đối tượng này cho rằng, KTVNB muốn điều tra các sai phạm và gian lận trong báo cáo
tài chính.
Theo Lý thuyết truyền thơng, giao tiếp khơng hiệu quả có thể liên quan đến thông tin
không phù hợp hoặc sự phức tạp trong giao tiếp (Endaya & Hanefah, 2013). Quá ít hoặc quá nhiều thông tin sẽ khiến giao tiếp không đạt được hiệu quả tối đa (Hahn, 2008). Tập huấn và phát triển có thể bao gồm dịch vụ bên ngồi và bên trong nội bộ DN (Abu- Azza, 2012; Mihret, và cộng sự, 2010). Theo khảo sát, KTVNB được tham gia các khóa
đào tạo bên ngồi cũng như nội bộ DN. Các trung tâm đào tạo bên ngồi có thể là Bộ
Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp, Trung tâm APT, …). Ví dụ, kiểm tốn dựa trên rủi ro, hiệu quả của KTNB, kiểm toán quản lý rủi ro, cấu trúc báo cáo kiểm tốn. Nhưng phần lớn, khơng có khóa đào tạo nào liên quan trực tiếp đến hoạt động hằng ngày của DN. Lý thuyết định chế giải thích về áp lực định chế ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và thực
tiễn (Abu-Azza, 2012). Áp lực định chế có thể bao gồm bên trong và bên ngoài DN
(Mihret, và cộng sự, 2010; Zucker, 1987). Theo DiMaggio & Powell, (1983), có ba (3)
áp lực định chế ảnh hưởng đến DN, bao gồm, quy định, quy phạm và sự lan tỏa. Định
hình quy phạm là áp lực phát triển từ việc gia tăng sự thành thạo trong nội bộ DN. Nó có mối quan hệ tích cực đối với những thay đổi định chế do sự cơng nhận của một tổ chức nghề nghiệp. Có hai (2) khía cạnh chun mơn hóa quan trọng của nguồn các định hình (DiMaggio & Powell, 1983). Thứ nhất, giáo dục chính thức và khóa học phù hợp
được cung cấp bởi các chuyên gia có bằng cấp. Tương tự như vậy, trong KTNB, KTVNB
phải thực hiện các khóa học về KTNB ở cấp bậc giáo dục chính thức. Liên quan đến vấn
đề này, tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, KTNB chưa được chú trọng
như đúng với vai trị của nó. Thứ hai, chương trình tập huấn được thiết kế bởi các tổ
chức chuyên nghiệp. Tương tự như vậy, trong KTNB, các KTVNB phải có được chứng
chỉ CIA hoặc có được một chương trình KTNB trong DN. Liên quan đến vấn đề này,
việc thiếu nhân sự có bằng cấp về KTNB trong các DN tác động đến hiệu quả của KTNB
theo lý thuyết này. Cuối cùng, bằng cấp chuyên nghiệp và các khóa đào tạo, cập nhật
kiến thức là rất quan trọng trong việc phát triển bộ phận KTNB trong các DN.
KTVNB cần nâng cao kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin thơng qua việc phát triển các gói phần mềm, các chương trình lập kế hoạch kiểm tốn (Salehi & Husini, 2011). Ngồi ra, nó cũng giúp việc hồn thành cơng việc kiểm toán trong một khoảng thời gian ngắn với kết quả chính xác (Abu-Musa, 2008). KTVNB cần có kỹ năng trong việc hiểu được cơ sở dữ liệu trên máy tính của DN (Haley & McKeon, 1990). Hệ thống máy tính của của DN được coi là cơng cụ cơ bản để thực hiện hoạt động kiểm toán như lập kế hoạch, ghi chép và báo cáo. Nhưng các DN này đang trong giai đoạn đầu của việc
áp dụng phần mềm vào kiểm toán và kiểm soát hoạt động của DN. Hầu hết, các kiểm
toán viên thực hiện các kỹ thuật kiểm toán cổ điển để thực hiện kiểm tốn. Liên quan
đến vấn đề này, có ý kiến cho rằng:
“KTVNB có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính trong việc lập kế hoạch, thực hiện
kiểm tốn và cơng tác báo cáo. Họ sẽ được cung cấp một máy tính xách tay trong q trình kiểm tốn. Sử dụng Words và Excel để trình bày báo cáo kiểm tốn.”
Do đó, người viết chấp nhận giả thuyết của bài nghiên cứu là năng lực của KTVNB ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của KTNB trong các DN. Kết quả của bài khảo sát cho thấy, năng lực của KTVNB không ảnh hưởng đáng kể đến tính hiệu quả của KTNB. Có nghĩa
công nghệ thông tin không ảnh hưởng đáng kể đến tính hiệu quả của KTNB. Kết quả
này hồn tồn trái ngược với các nghiên cứu trước đây (Arena & Azzone, 2009; George, và cộng sự, 2015; Mihret, 2010; Ramachandran, và cộng sự, 2012; Wubishet & Dereje, 2014).