CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
5.2. Khuyến nghị của bài nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể của bài nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB trong các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Về vấn đề này, việc phân tích dữ liệu sử dụng các phương pháp định lượng và định tính đã được thực hiện. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và phân tích dữ liệu, người viết đã đưa ra các khuyến nghị sau đây cho các DN.
1. Cần hoàn thiện sớm hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện KTNB.
Các văn bản pháp lý ln đóng một vai trị quan trọng trong việc định hướng, kim chỉ nam cho tất cả các đối tượng. Do đó, việc xây dựng hành lang pháp lý, bao
gồm, nghị định, thông tư hướng dẫn, … là những điều kiện không thể bỏ qua
trong việc thiết lập và vận hành KTNB tại Việt Nam. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về Kiểm toán Nội bộ, quy định về cơng
tác kiểm tốn nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp cần xây dựng bộ máy KTNB phù hợp với quy mô, tổ chức của đơn
vị để đảm bảo được tính độc lập, và cân bằng giữa lợi ích và chi phí trong việc thiết lập bộ phận này. Mơ hình tổ chức của KTNB cần được xây dựng phù hợp với cơ cấu tổ chức chung của doanh nghiệp, cần xem xét sự phù hợp, hiệu quả của các hoạt động kiểm soát để có cách thức tổ chức bộ máy KTNB hợp lý, tránh xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp, đơn thuần chỉ là tăng thêm tầng lớp kiểm tra, kiểm soát, gây áp lực cho hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức của các công
ty cũng cần phải nhanh chóng ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
KTNB.
3. DN có những hạn chế trong việc phát triển các kỹ năng của KTVNB, chuyên
nghiệp và có bằng cấp đầy đủ. Về vấn đề này, việc DN tạo cơ hội cho các kiểm tốn viên có được bằng cấp CIA hoặc chứng nhận liên quan đến KTNB góp phần nâng cao năng lực của KTVNB. Tương tự, DN nên có các khóa đào tạo năng lực bên ngồi, để có được sự hướng dẫn chính xác, chuyên nghiệp, đặc biệt là đối với những nhân viên mới.
4. KTNB cần phải bao quát tất cả các hoạt động của đơn vị, đặc biệt là kiểm toán
tuân thủ quy định của nội bộ đơn vị và tuân thủ pháp luật; kiểm toán các vấn đề liên quan đến tài chính và rủi ro …
5. Nhà quản trị cấp cao và các nhóm kiểm tốn cần có sự phối hợp trong việc thay
đổi văn hóa kiểm tốn. Điều đó được thực hiện thông qua việc đào tạo, mở rộng
và ghi nhận giá trị của bộ phận KTNB trong DN. Do đó, vấn đề giữa KTVNB và nhân viên chịu ảnh hưởng sẽ được giải quyết. Đồng thời, các DN cũng cần phải
6. Trong kiểm toán hiện đại, việc sử dụng các hệ thống trong KTNB là việc cần thiết. Trong q trình hồn thiện hệ thống KTNB, phần mềm KTNB đóng vai trị
quan trọng thơng qua các hoạt động kiểm tốn đơn giản. Do đó, các DN được
khuyến khích sử dụng các phần mềm kiểm tốn để nâng cao chất lượng kiểm
tốn. Theo đó, việc đào tạo cách thức sử dụng phần mềm cũng là một điều không thể thiếu.