Thực hiện cuộc khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.2. Thực hiện cuộc khảo sát

Thiết kế cuộc khảo sát

Nghiên cứu cắt ngang được xem xét là phù hợp cho bài nghiên cứu này. Khi nghiên cứu

hồ sơ và quan sát là các dạng của khảo sát (Creswell, 2009). Trong bài nghiên cứu này, người viết đã áp dụng bảng câu hỏi vì thấy được những ưu điểm của nó. Một số ưu điểm có thể là chi phí thấp nhất; cho phép người tham gia có nhiều thời gian suy nghĩ; có tính bảo mật cao và việc thu thập dữ liệu khá đơn giản (Cooper & Schindler, 2006). Do đó, cuộc khảo sát được tiến hành để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB như năng lực của KTVNB, tính độc lập của KTVNB, chất lượng công việc KTNB và sự hỗ trợ của nhà quản trị.

Về cơ bản, có ba cách để quản lý bảng câu hỏi, bao gồm trực tiếp trao đổi, điện thoại, và email (Marczyk, và cộng sự, 2005). Trong phương pháp trao đổi trực tiếp, tỷ lệ phản hồi và tính khách quan là rất quan trọng (Marczyk, và cộng sự, 2005), do đó, người viết đã sử dụng để quản lý bảng câu hỏi theo phương pháp trao đổi trực tiếp.

Công cụ khảo sát

Bảng câu hỏi được phát triển bởi George, và cộng sự (2015), được sử dụng cho bài

nghiên cứu này. Bảng câu hỏi liên quan đến các giả thuyết và mục tiêu của bài nghiên cứu này. Tuy nhiên, người viết đã đưa ra và sửa đổi một số câu hỏi liên quan đến nội dung và dễ dàng mô tả các giả định của người tham gia. Bảng câu hỏi được thiết kế thành hai (2) phần. Phần một, đề cập đến thông tin chung của người tham gia trả lời khảo sát.

Thông tin chung bao gồm các câu hỏi liên quan đến thông tin của người tham gia và

trạng thái hiện tại, cũng như đặc điểm nhân khẩu học. Phần hai bao gồm các câu hỏi

nhằm mục tiêu phân tích giả thuyết nghiên cứu theo cách quản lý, thống nhất và khách quan. Phần hai được chia thành năm (5) nhóm. Nhóm một, bao gồm sáu (6) câu hỏi khảo

sát về năng lực của KTVNB; nhóm hai, bao gồm ba (3) câu hỏi về tính độc lập của

KTVNB; nhóm ba, bao gồm sáu (6) câu hỏi liên quan đến chất lượng cơng việc của

KTVNB; nhóm bốn, bao gồm ba (3) câu hỏi liên quan đến sự hỗ trợ của nhà quản trị; nhóm năm, bao gồm ba (3) câu hỏi liên quan đến tính hiệu quả của KTNB. Ngơn ngữ

của bảng câu hỏi được dịch sang tiếng Việt. Nội dung cụ thể của bảng câu hỏi được đề cập trong Phụ lục 4.

Một cách cụ thể, mỗi câu hỏi được thiết kế thành thang đo Likert, bao gồm năm (5) cấp

độ cụ thể, bao gồm (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập (không quyết định), (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý, được kết hợp thành một biến tổng hợp trong quá trình

phân tích dữ liệu (Kothari, 2004; Boone Jr & Boone, 2012). Kết hợp lại, các câu hỏi

được sử dụng để cung cấp một số đo định lượng về đặc điểm tính cách và nhân cách

(Boone Jr & Boone, 2012). Thang đo Likert tốt là thang đo cân bằng trên cả hai mặt của một lựa chọn Trung lập, tạo một thang đo ít thiên vị. Người viết trong thang đo Likert

xác định các thang điểm như sau: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung

lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Số liệu được chỉ ra trong các câu hỏi cung cấp cách thức

đo lường quy mô thông thường và tạo ra dữ liệu phù hợp cho việc phân tích định lượng

(Boone Jr & Boone, 2012). Liên quan đến vấn đề này, khi phản hồi lớn hơn 3.00 được

xem như đồng ý với khẳng định trong bảng câu hỏi. Ngược lại, khi phản hồi nhỏ hơn

3.00 được như không đồng ý với khẳng định trong bảng câu hỏi (Boone Jr & Boone,

2012). Thêm vào đó, kết quả có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1.00 cho thấy nhận thức của

người được khảo sát là gần nhau. Còn độ lệch chuẩn lớn hơn 1.00 cho thấy nhận thức của người được khảo sát là khác nhau (Shewhart & Wilks, 2004).

Tổng thể của cuộc khảo sát

Việc xác định tổng thể là bước đầu tiên trong việc thiết kế mẫu (Creswell, 2009). Tổng

thể của nghiên cứu được được mô tả trong bối cảnh của khu vực nghiên cứu trong

Chương hai, KTVNB và nhân viên kế tốn tài chính chịu ảnh hưởng bởi bộ phận KTNB trong các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có 172,979 DN đang hoạt động. Do đó, tổng thể là KTVNB trong các DN có bộ phận KTNB trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Người viết đã sử dụng phương pháp lấy mẫu có mục đích trong nghiên cứu này, nguyên nhân là do việc sử dụng phương pháp lấy mẫu có mục đích liên quan đến bản chất của bài nghiên cứu và được đề xuất trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết, các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là các DN vừa và nhỏ, do đó, khơng có bộ phận KTNB. Chỉ có KTVNB, nhân viên có kiến thức tài chính chịu ảnh hưởng bởi KTNB trong các trụ sở chính được áp dụng vào bài nghiên cứu này. Do đó, có khoản 265 bảng

khảo sát được phân phối cho người được khảo sát. Bởi vì, phương pháp chọn mẫu có

mục đích thích hợp cho bài nghiên cứu này, là kết quả của việc đúc kết các lý thuyết và thực tiễn từ các nghiên cứu cho rằng sự tồn tại của KTNB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)