Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung và mơ hình nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu chung

Chương trước đã đưa ra những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm về tính hiệu quả của KTNB. Cơ sở lý luận đóng góp hữu ích vào việc chọn lựa phương pháp luận nghiên cứu. Chương này mở rộng phương pháp nghiên cứu được sử dụng bằng việc đề cập đến kế hoạch tổng thể của quá trình nghiên cứu ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, chương này thiết kế và giải thích phương pháp tiếp cận mục tiêu nghiên cứu và kiểm tra các giả thuyết đã được xây dựng trong Chương một. Bắt đầu bằng việc giải thích triết lý nghiên cứu, kết hợp các phương pháp và chiến lược tam giác (“triangulation strategy”) trong nghiên cứu được sử dụng để tích hợp các thành phần định tính và định lượng trong nghiên cứu. Phương pháp, cách thức đo lường, q trình phân tích và các vấn đề liên quan cũng được đề cập.

Về cơ bản, trong nghiên cứu, có bốn (4) triết lý nghiên cứu bao gồm triết lý khách quan, triết lý chủ quan, triết lý vận động, triết lý thực dụng (Creswell, 2009; Saunders, và cộng sự, 2009). Bốn triết lý nghiên cứu này nhìn nhận vấn đề theo các quan điểm khác nhau (Creswell, 2003). Dựa trên các quan điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu đã hình thành và phát triển kiến thức trong nhiều năm qua. Ví dụ, Wubishet & Dereje (2014) theo triết lý nghiên cứu thực nghiệm, Abu-Azza (2012) theo triết lý nghiên cứu diễn giải, Mihret, và cộng sự, (2010) theo triết lý nghiên cứu thực dụng. Trong bài nghiên cứu này, người viết cố gắng xác định kiến thức dựa trên triết lý thực dụng. Creswell (2013) đã định nghĩa

chủ nghĩa thực dụng là một quan điểm phát sinh từ hành động, tình huống và kết quả

chứ không từ những điều kiện tiền đề. Chủ nghĩa thực dụng không giới hạn trong một

phương pháp nghiên cứu. Bởi vì, chủ nghĩa thực dụng nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng

nó cung cấp kết quả cơng việc chất lượng liên quan đến kết quả của việc tìm hiểu giả thuyết nghiên cứu theo hai khía cạnh (Saunders, và cộng sự, 2009). Giả thuyết này cũng

được áp dụng cho việc thu thập và phân tích dữ liệu. Do đó, trong bài nghiên cứu này,

người viết khơng bị giới hạn trong việc chọn phương pháp và cách thức nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này, người viết đã sử dụng nghiên cứu giải thích để thảo luận kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu giải thích cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa các biến (Saunders, và cộng sự, 2009). Nghiên cứu giải thích rất cần thiết trong nghiên cứu, đặt tình huống, hay vấn đề, dẫn đến việc giải thích mối quan hệ giữa các biến. Do đó, việc nghiên cứu dữ liệu định lượng thơng qua các phương pháp thống kê tương quan và hồi quy để có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ đã được giải thích thơng qua phân tích các dữ liệu định tính.

Bài nghiên cứu đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Nó phù hợp bởi do tính hiệu quả của KTNB phải được xác định dựa trên cả phương diện định tính lẫn định lượng (Mihret, và cộng sự, 2010; Abu-Azza, 2012). Theo cách tiếp cận này, người viết sử dụng phân tích định tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB. Đồng thời, người viết đưa các dữ liệu định lượng để kiểm tra mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Firestone, 1987). Sau đó, dữ liệu định tính được sử dụng để giải thích kết quả nghiên cứu bằng việc sử dụng dữ liệu định lượng và được

sử dụng để giải thích những dữ liệu khơng mong muốn trong nghiên cứu định lượng

(Creswell, 2009).

Khi các nhà nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, việc phối hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là một bước khó khăn (Mihret, và cộng sự, 2010; Marczyk, và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, Creswell (2009) đã thảo luận về sáu

chiến lược tam giác liên quan đến việc phối hợp hai (2) phương pháp này. Đồng thời

Creswell (2009), chiến lược này được cho là tốt nhất. Chiến lược này so sánh kết quả

định lượng với định tính và xác định sự phù hợp và khơng phù hợp trong q trình kết

hợp giữa các phương pháp (Creswell, 2009). Điểm mạnh của chiến lược này là bù đắp khuyết điểm của phương pháp định lượng bằng ưu điểm của dữ liệu định tính, và ngược lại, tạo ra kết quả của sự kết hợp mạnh mẽ giữa hai phương pháp (Creswell, 2009). Sự kết hợp giữa hai phương pháp sẽ được tìm thấy trong Chương bốn - Phân tích và giải thích dữ liệu. Trong phần này, người nghiên cứu thường ưu tiên một trong hai phương pháp định tính hoặc định lượng (Creswell, 2009; Saunders, và cộng sự, 2009). Khi kết hợp hai phương pháp đó, người viết tích hợp và so sánh kết quả từ hai phương pháp. Có

nghĩa là đầu tiên, người viết thảo luận về kết quả thống kê định lượng theo các yếu tố

định tính, có thể là hỗ trợ hoặc không hỗ trợ kết quả nghiên cứu định lượng. Do đó, mơ

hình phân tích này chú trọng kết quả định lượng hơn định tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)