Lý thuyết truyền thông (“Communication Theory”)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Khuôn mẫu lý thuyết và các lý thuyết liên quan

2.3.2.3. Lý thuyết truyền thông (“Communication Theory”)

Cả Chuẩn mực của Hiệp hội kế toán quốc tế (“IIA Standards”) và những nghiên cứu trước đây đều thiên về nghiên cứu KTNB theo hướng lý thuyết hiệu quả truyền thông. Những nghiên cứu trước đây khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong tổ chức và đặc biệt là trong bộ phận KTNB (Golen, 2008; Hahn, 2008). Thiếu kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thể dẫn đến việc thu thập những thông tin không thích hợp, hoặc gây mâu thuẫn trong giao tiếp (Endaya & Hanefah, 2013). Dù ít hay nhiều, thơng tin khơng phù hợp khó tạo nên hiệu quả giao tiếp (Hahn, 2008). Kỹ năng giao tiếp hiệu quả của KTVNB chính là sự giao tiếp hiệu quả giữa KTVNB và đối tượng được kiểm toán, kiểm toán viên độc lập và các thành viên trong tổ chức, và giữa các KTVNB với nhau (Endaya & Hanefah, 2013). Kỹ năng giao tiếp là điều kiện cần của KTVNB để thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả và nghiên cứu này đã chỉ ra vai trị của kỹ năng giao tiếp thơng qua lý thuyết truyền thơng.

Nghiên cứu về kiểm tốn đã được thực hiện một cách truyền thống theo chuẩn mực của lý thuyết ủy nhiệm (Pilcher và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, Mihret và cộng sự (2010) lập

nguyên nhân chính cho những hạn chế trong nghiên cứu về KTNB. Do đó, họ nghiên cứu lý thuyết định chế. Việc sử dụng kết hợp nhiều hơn một lý thuyết đã mở ra những mối quan tâm về các vấn đề xã hội và khía cạnh hành vi cũng như quy mô của nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã tiếp cận cả hai lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết định chế (Abu- Azza, 2012; Mihret và cộng sự, 2010). Trong bài nghiên cứu này, khi lý thuyết ủy nhiệm chủ yếu hỗ trợ việc xác định động cơ của nền kinh tế - điều mà KTVNB phải phát hiện - hành vi nhằm đạt được lợi ích cá nhân thậm chí khi điều đó đi ngược lại lợi ích của tập thể, thậm chí là lợi ích chung của tổ chức. Lý thuyết định chế đề cập đến mức độ tuân thủ Chuẩn mực Thực hành Chuyên nghiệp của KTNB (ISPPIA – Institute of Standards on the Professional Practice of Internal Audit) và điều này ảnh hưởng đến việc KTNB hỗ trợ công ty. Lý thuyết truyền thông giải thích tầm quan trọng của việc giao tiếp hiệu quả giữa KTVNB và đối tượng được kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)