Tính độc lập của KTVNB (INDP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả của dữ liệu và phân tích

4.3.2. Tính độc lập của KTVNB (INDP)

Tính độc lập của KTNB là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB. Bởi vì, KTNB chỉ thực sự hiệu quả khi có sự độc lập hiện hữu (Vanasco, và cộng sự, 1996; Cohen & Sayag, 2010). Phần này đánh giá quan điểm của những người tham gia về tính độc lập của KTVNB ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB. Liên quan đến vấn

đề này, bài viết đã kiểm tra sự độc lập của KTNB thông qua sự sự độc lập của cá nhân

KTVNB và sự độc lập tổ chức của bộ phận KTNB.

H2: Tính độc lập của KTVNB ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả của KTNB trong

các DN;

Giả thuyết thứ hai đã kiểm tra tính độc lập của KTVNB ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả của KTNB trong DN. Kết quả cho thấy tính độc lập của KTVNB có mối quan hệ mật thiết với chất lượng KTNB trong các DN ở mức ý nghĩa thống kê (P < 0.05). Độ lớn của hệ số β của biến này lên biến phụ thuộc EIA là β = 0.356 và hệ số t-value là 6.391. Giá trị dương của sig. và giá trị t-value lớn hơn 2 chỉ ra có mối quan hệ mạnh mẽ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Hair, và cộng sự, 1998).

Đầu tiên, người viết đã xem xét sơ đồ tổ chức của các DN để kiểm tra vị trí của bộ phận

KTNB trong DN dựa trên kết quả nghiên cứu của Abu-Azza (2012). Dựa trên sơ đồ tổ chức của các DN, KTNB là độc lập và cao nhất trong phân hệ tổ chức. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Abu-Azza, (2012). KTNB, về chức năng, chịu trách nhiệm với Hội đồng Quản trị, về hành chính, chịu trách nhiệm với Ban Giám đốc. Bộ phận này báo cáo trực tiếp với Hội đồng Quản trị, do đó, nâng cao hơn tính độc lập của KTNB.

Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến cho rằng:

“Ban kiểm sốt làm việc với Hội đồng Quản trị mỗi quý một lần, thêm vào đó, mỗi tháng, KTNB đều họp một lần để tổng kết các vấn đề và triển khai hoạt động của bộ phận trong tháng tiếp theo.”

Người được báo cáo có ảnh hưởng đáng kể đến tính độc lập của KTNB (Chapman, 2001; Eisa, 2008), những người mà báo cáo được lập dựa trên sự độc lập và vị trí của nó trong tổ chức (Abu-Azza, 2012). Trưởng bộ phận KTNB có thể lập báo cáo trực tiếp cho Hội

động Quản trị và cấp cao hơn ở nhiều vị trí khác nhau (IIA, 2009; IIA, 2010; Yee, và

cộng sự, 2008). Liên quan đến vấn đề này, các thành viên tham gia phỏng vấn yêu cầu các giấy tờ ghi chép công việc KTNB, thảo luận và đánh giá báo cáo kiểm toán với người nhận báo cáo kiểm tốn, và liệu kiểm tốn viên có đề cập đến các vấn đề phát hiện được

trong báo cáo kiểm tốn hay khơng. Tất cả những người tham gia đều đồng ý rằng,

KTNB phải giải trình báo cáo kiểm tốn với Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và các

đối tượng được kiểm toán. Đồng thời, kiểm toán viên phải thảo luận kết quả kiểm toán

với các đối tượng trên. Người viết cũng đã được nghiên cứu các điều lệ của KTNB. Kết

quả này cho thấy có sự thay đổi tích cực so với các nghiên cứu trước đây (Abu-Azza,

2012). Thêm vào đó, KTVNB có thể đề cập đến các phát hiện liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động mà khơng có sự hạn chế nào. Nhưng phần lớn, nhiều quan điểm cho rằng, họ bị hạn chế trong việc đưa ra ý kiến trong báo cáo KTNB.

Kết quả này không giống với nghiên cứu của George, và cộng sự, (2015) và nghiên cứu của Al-Twaijry, và cộng sự, (2003) về việc trưởng bộ phận KTNB có khả năng nêu lên mọi phát hiện trong báo cáo KTNB mà khơng có bất kỳ sự đe dọa nào. Nhưng thực tế, các KTVNB khơng thể để báo cáo kiểm tốn có lỗi. Theo Sawyer, (1995), mọi mong đợi trong thực tế về tính độc lập tồn diện thì khơng thể thực hiện được do sự chi phối trong cơ cấu tổ chức DN. Các KTVNB sợ là họ sẽ bị sa thải khỏi DN nếu quá độc lập (Pickett,

Giám đốc và Hội đồng Quản trị (IIA, 2011; Raghunandan & Mchugh, 1994). Hầu hết

những người tham gia phỏng vấn đều đồng ý rằng Đại Hội đồng Cổ đông, Hội đồng

Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị đóng vai trị quan trọng trong việc đề cử, phê duyệt và sa thải đội ngũ KTNB.

Kết quả này không giống với kết quả nghiên cứu trước đây của Abu-Azza, (2012) cho rằng Hội đồng Quản trị có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm bộ phận KTNB. Trong khi

đó, kết quả này giống với nghiên cứu của Al-Twaijry, và cộng sự, (2003), cho rằng, chỉ

có số ít ý kiến chấp nhận việc Giám đốc Điều hành có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm trưởng bộ phận KTNB.

Một yếu tố quan trọng khác được nghiên cứu trong bài viết này liên quan đến tính độc lập của KTVNB là khả năng tiếp cận với tất cả các bộ phận trong tổ chức, bao gồm tài liệu và con người. KTVNB phải có khả năng thực hiện cơng việc của mình tại tất cả các bộ phận của DN. KTVNB phải được đánh giá và báo cáo các phát hiện của mình, đồng thời, phải được thảo luận về chúng trong các buổi họp nội bộ (IIA, 2011; Raghunandan & Mchugh, 1994). Rất ít những người tham gia phỏng vấn được quyền tiếp cận không hạn chế đối với các thông tin cần thiết, ngay cả khi phỏng vấn Ban Giám đốc. Một phần lớn lại cho rằng họ khơng có khả năng tiếp cận các công việc của Ban Giám đốc và cấp cao hơn. Đặc biệt hơn, một số kiểm tốn viên lại khơng có khả năng tiếp cận với Ban Giám đốc và cấp cao hơn.

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Abu-Azza, (2012) and Al-

Twaijry, và cộng sự, (2004). Theo Abu-Azza, (2012), có đến 71% người tham gia đồng

ý rằng KTVNB khơng có quyền truy cập đầy đủ vào tất cả các dữ liệu thông tin cần thiết

cho việc kiểm toán. Người viết cũng đã xem xét một vài điều khoản trong quy chế hoạt

động KTNB và thấy là chỉ có một vào điều khoảng chung chứ không được cụ thể, phần

lớn được xây dựng dựa trên các văn bản pháp lý được đưa ra chứ khơng cụ thể cho DN mình. Ví dụ như là:

“Quyền hạn của KTVNB: (1) Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Không bị chi phối, hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm tốn; (2) Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân được kiểm tốn và bộ phận có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán; (3) Được ký xác nhận trên báo cáo KTNB do cá nhân tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao; (4) Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị, các ý kiến tư vấn cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; ngăn ngừa các sai sót gian lận, các việc làm sai trái trong DN; (5) Được bảo lý ý kiến đã trình bày trong báo cáo KTNB, được quyền đề nghị Hội đồng Quản trị xem xét lại quyết định của Tổng Giám đốc về bãi nhiệm kiểm toán viên.”

Lý thuyết ủy nhiệm đề cập đến mối quan hệ giữa chủ sỡ hữu DN và những người quản lý DN (Adams, 1994). Cấu trúc của DN là những nhà quản lý cấp cao điều hành DN thay chủ sở hữu. Nhà quản lý DN có thể tận dụng quyền lực của mình cho mục đích và lợi ích cá nhân. Do đó, việc sử dụng một bên độc lập để thực hiện việc quản lý toàn bộ hoạt

động của tổ chức thì hiệu quả hơn (Peursem & Pumphrey, 2005). KTNB là đại diện của

chủ DN trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà quản lý. Giống với lý thuyết ủy

nhiệm và các lý luận trước đây, KTVNB chịu trách nhiệm và báo cáo cho Hội đồng Quản

trị. Tuy nhiên, KTVNB lại gặp nhiều hạn chế trong việc điều tra những nhà quản lý cấp cao. Theo kết quản định tính nghiên cứu, hầu hết những người tham gia nhất trí rằng

KTVNB khơng có cơ hội kiểm tốn cơng việc của quản lý cấp cao và Ban Giám đốc.

Đáng ngạc nhiên hơn, một số họ cịn khơng biết về việc cần phải kiểm tốn các đối tượng

này. Ngồi ra, trưởng bộ phận KTNB có thể có được những lợi ích và mối quan hệ tốt với các đối tượng này, hơn là quan tâm đến lợi ích của chủ sở hữu DN. Đó là kết quả của việc trao quyền cho nhà quản lý trong việc quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, thù lao của bộ phận KTNB. Theo đó, khơng ai có thể bảo vệ được bộ phận KTNB khi có xung đột lợi ích.

Nói tóm lại, người viết chấp nhận giả thuyết của bài nghiên cứu về tính độc lập của

KTVNB tác động tích cực và mạnh mẽ đến hiệu quả của KTNB tại các DN. Kết quả

cũng cho thấy, tính độc lập của KTVNB đóng vai trị quan trọng nhất liên quan đến tính hiệu quả của KTNB. Có nghĩa là, sự độc lập cá nhân của KTVNB và độc lập tổ chức của bộ phận KTNB tác động mạnh mẽ đến tính hiệu quả của bộ phận này trong các DN. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của George, và cộng sự, 2015; Goodwin- Stewart, 2001; Stewart & Subramaniam, 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)