CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
Dựa trên các kết quả từ phân tích định tính và phân tích định lượng, người viết thấy được sự tương đồng giữa kết quả phỏng vấn định tính, kết quả khảo sát thực tế định lượng so với tình hình thực tiễn tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Về năng lực của KTVNB (COMP), hầu hết, bộ phận KTNB tại các doanh nghiệp được khảo sát chưa có được sự quan tâm hợp lý để củng cố năng lực chun mơn của mình qua các khóa đào tạo, bằng cấp liên quan. Điều này xuất phát từ thực tiễn do quan điểm của người điều hành DN cho rằng bộ phận này cần kinh nghiệm thực tế từ hoạt động của DN chứ không yêu cầu phải làm mới hay củng cố kiến thức chun mơn thường xun.
Qua đó, ta thấy được khe hỏng trong tư duy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong
việc xây dựng và phát triển đội ngũ KTVNB chuyên nghiệp, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.
Về tính độc lập của KTVNB (INDP), các DN đều cho rằng, bộ phận KTNB càng độc lập với nhà quản trị, ban điều hành, thì hiệu quả hoạt động càng cao. Điều này phù hợp với bản chất của kiểm toán là kiểm tra và không bị ảnh hưởng bởi đối tượng được kiểm tra.
Về chất lượng công việc của KTNB, khi công việc của KTVNB được sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý, thì KTNB sẽ mang lại độ hiệu quả cao trong việc vận hành hệ thống KTNB.
Về sự hỗ trợ của nhà quản trị, nó cũng là một trong những ngun nhân góp phần làm nên tính hiệu quả của KTNB. Tuy nhiên, nó chưa thực sự được đánh giá cao trong các DN Việt Nam nói chung và các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Điều này xuất phát từ ngun nhân là nhà quản trị thường quan tâm đến việc vận hành DN để
đạt được lợi nhuận cao nhất chứ chưa chú trọng nhiều đến việc kiểm tra tính hiệu quả
của nội bộ DN. Đây cũng là một trong những thiếu sót lớn cần khắc phục trong tương lai.