Hiệu quả của KTNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung và mơ hình nghiên cứu

3.1.2.5. Hiệu quả của KTNB

Tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, phản hồi và hiệu quả là bốn đặc điểm quản trị tốt (Belay, 2007). Tính hiệu quả là khả năng của tổ chức có tính tốn được kết quả đầu

ra cho hoạt động của mình dựa trên nhiều yếu tố nội bộ và bên ngoài (Gregory &

Ramnaravan, 1983). Tính hiệu quả cũng có thể hiểu là việc đạt được mục tiêu của hoạt

động thông qua các thước đo được định sẵn (Ditternhofer, 2001). Diễn giải tương tự

cũng có thể được dùng cho tính hiệu quả của KTNB (IIA, 2010). Hoạt động KTNB có những mục tiêu riêng. Do đó, để đạt được những mục tiêu đó, cơng việc KTNB chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau (Mihret A.G., 2011). Tương tự như vậy, tính hiệu quả của KTNB cũng được giải thích bởi Mihret & Yismaw, (2007) là mức độ mà bộ phận KTNB đạt được những mục tiêu đã được thiết lập từ trước. Ngoài ra, KTNB hiệu quả khi cung cấp được dịch vụ theo yêu cầu (Arena & Azzone, 2009; Mihret & Yismaw, 2007). Theo Karapetrovic & Willborn, (2000) kiểm toán hiệu quả là kết quả của việc kiểm tốn viên có năng lực để thực hiện cuộc kiểm tốn khơng có sai sót, sẵn sàng áp dụng khi cần và xác định được mục tiêu phù hợp.

KTNB đóng vai trị quan trọng trong việc giúp DN đạt được mục tiêu khi được thực hiện,

được kiểm tốn nói riêng được xây dựng bởi việc KTNB hiệu quả (Ditterhofer, 2001).

Tổ chức được thực hiện, vận hành và quản lý hiệu quả hoạt động KTNB sẽ hỗ trợ tốt

hơn trong việc xác định rủi ro kinh doanh và những điểm không hiệu quả trong hệ thống nhằm thực hiện cách hành động khắc phục và cải tiến (Changwony & Rotich, 2015). Tính hiệu quả của KTNB chưa được nghiên cứu rộng rãi. Có sự giới hạn về nghiên cứu

được tiến hành liên quan đến tính hiệu quả của KTNB. Theo Endaya & Hanefah, (2013)

nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu do việc thiếu sự chú ý đến các học thuyết có thể

sử dụng để thiết kế một khuôn mẫu lý thuyết cho tính hiệu quả của KTNB. Một vài

nghiên cứu khoa học (Al-Twaijy và cộng sự, 2004; Arena & Azzone, 2009; Mihret & Yismaw, 2007; Mihret và cộng sự, 2010; Wubishet & Dejere, 2014; Abu-Azza, 2012; Ramachandran và cộng sự, 2012) đã chủ trương nghiên cứu thêm và nghiên cứu tồn diện hơn về vấn đề tính hiệu quả của KTNB. Nhưng khơng có bất kỳ hướng dẫn chung nào được chấp nhận cho mục đích này.

KTNB được kỳ vọng tạo nên giá trị gia tăng cho tổ chức bằng việc quản lý hiệu quả hoạt

động KTNB; soát xét hoạt động và chương trình để xác định mức độ phù hợp với mục

tiêu của tổ chức; thiết lập kế hoạch kiểm tốn, báo cáo và chương trình để đạt được mục tiêu kiểm toán và xác định thời gian thích hợp đủ để đạt được mục tiêu (George và cộng sự, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)