CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1. Phỏng vấn chuyên gia
Mục đích của việc phỏng vấn ý kiến chuyên gia là nhằm thu thập các thông tin liên quan
đến Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đây đã công bố
và cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Người viết lựa chọn có mục đích các chun gia đáp ứng các tiêu chí như sau:
o Chuyên gia là người đứng đầu bộ phận KTNB trong các DN lớn và uy tín trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực KTNB; và
o Chuyên gia là chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc kiểm toán, chủ phần hùn, có kinh
nghiệm thực hiện dịch vụ KTNB cho các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
Địa điểm phỏng vấn có thể tùy thuộc vào sự sắp xếp của hai bên. Do đó, người viết đã
thực hiện cuộc phỏng vấn tại văn phòng làm việc của người được phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn có thời gian dự kiến khoản từ 30 phút đến 45 phút, tùy thuộc vào mức độ phức tạp
của cuộc phỏng vấn. Khi cuộc phỏng vấn được thực hiện, người viết thực hiện việc hỏi
(hoặc đọc) các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Người viết đã theo dõi, lắng nghe người
được phỏng vấn trình bày theo ý của họ. Ngoài ra, người viết cũng đưa ra ý kiến về các
vấn đề được thảo luận và thực hiện theo trình tự các câu hỏi được nêu ra (Leedy &
Ormrod, 2005; Maxwell, 1996; Stake, 2010). Trong quá trình phỏng vấn, người viết cũng thực hiện việc ghi chép các thông tin thu được, tuy nhiên, rất khó để có thể ghi nhận tất cả những gì người được phỏng vấn trả lời. Do đó, người viết đã dùng việc thu âm lại để khắc phục được hạn chế của việc ghi nhận. Và tất nhiên, việc ghi âm này đã được người
được phỏng vấn biết và chấp nhận từ lúc bắt đầu cuộc phỏng vấn. Việc này cũng có thể
gây khó chịu cho người được phỏng vấn và ảnh hưởng đến việc chia sẻ thông tin bảo
mật hay nhạy cảm. Khi kết thúc cuộc phỏng vấn, người viết có thể tổng hợp, sửa đổi, phân tích thơng qua các dữ liệu đã ghi chép và ghi âm.
Thang đo được người viết sử dụng trong bài nghiên cứu này là thang đo Likert bao gồm năm (5) cấp độ cụ thể, bao gồm (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập (không quyết định), (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Sau khi khảo sát ý kiến chuyên gia dựa
trên thang đo được xác định sẵn từ những bài nghiên cứu trước, người viết tiến hành tổng
hợp và hiệu chỉnh các biến quan sát thông qua từng lần phỏng vấn chuyên gia.
Sau khi thực hiện cuộc khảo sát, người viết thực hiện các biện pháp liệt kê, so sánh, đối chiếu và phân tích kết quả phỏng vấn từ chun gia, từ đó, đưa ra bảng câu hỏi hiệu chỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nói chung, cũng như, các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.