Lý thuyết ủy nhiệm (“Agency Theory”)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Khuôn mẫu lý thuyết và các lý thuyết liên quan

2.3.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm (“Agency Theory”)

Lý thuyết ủy nhiệm là tất cả các mối quan hệ giữa chủ sở hữu đơn vị và nhà quản lý cấp cao (Adams, 1994). Đây là lý thuyết của nhóm theo trường phái tích cực (Changwony & Rotich, 2015; Adam, 1994). Đối với tổ chức là DN, nhà quản lý cấp cao quản lý toàn bộ DN thay mặt cho chủ DN như một tổ chức. Do đó, nhà quản lý có thể sử dụng các quyền hạn của mình để phục vụ cho mục đích cá nhân. Chính vì thế, khơng có gì phải tranh cãi khi DN cần phải thuê một bên độc lập (KTVNB) để kiểm sốt tồn bộ hoạt

động của tổ chức và bảo vệ chủ DN khỏi những gian lận này (Peursem & Pumphrey,

2005). KTVNB với vai trò là chuyên gia phải thực hiện cơng việc của họ một cách hồn hảo (Endaya & Hanefah, 2013). Để thực hiện được vai trò của mình một cách chun nghiệp và hồn hảo, họ phải có khả năng đưa ra những xét đốn nghề nghiệp, bằng cấp

học thuật và chuyên ngành, và kinh nghiệp để thực hiện một cuộc kiểm toán (Greenawalt,

1997; Mihret & Yismaw, 2007). KTVNB với những phẩm chất đó sẽ làm tăng sự tin cậy của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị công ty (Endaya & Hanefah, 2013).

Công việc KTNB nhằm giảm sự biến động của chủ sở hữu cơng ty thơng qua việc kiểm sốt hoạt động của ban quản trị cấp cao của công ty. KTNB là cơ quan chức năng của ban kiểm sốt và hội đồng quản trị để đánh giá cơng việc của ban giám đốc và các nhà quản lý cấp cao (Endaya & Hanefah, 2013). Tuy nhiên, KTNB có thể có những động cơ khác (phần thưởng tài chính từ ban giám đốc, mối quan hệ cá nhân với ban quản lý cấp cao) để hành động đi ngược lại quyền lợi của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Đây là hệ quả của việc trao cho ban giám đốc quyền hạn như quyết định vị trí trong tương lai của KTVNB hoặc mức lương của họ (Endaya & Hanefah, 2013). Lý thuyết ủy nhiệm thường được sử dụng để lập luận nhằm giải quyết các vấn đề giữa nhà quản lý cấp cao và chủ sở hữu của tổ chức.

Do đó, KTNB có vai trị to lớn trong các DN thông qua việc giảm các vấn đề phát sinh và kiểm soát hoạt động của nhà quản lý (Ramachandran và cộng sự, 2012). Lý thuyết ủy nhiệm đóng vai trị quan trọng trong việc chỉ ra rằng cơ cấu tổ chức quản trị và cấu trúc kiểm soát nhằm đạt được những kỳ vọng của chủ sở hữu cơng ty. Xiangdong, (1997) đã giải thích vai trị của KTNB đối với nền kinh tế thông qua lý thuyết ủy nhiệm. Tương tự, Fadzil và cộng sự (2005) cũng đã đề cập đến chi phí phát sinh cho bộ phận KTNB nằm

đạt được lợi ích chung của tổ chức thông qua lý thuyết ủy nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)